×
Home / Tin tức - báo cáo phân tích / Bản tin thị trường ngày 04/07/2017

Bản tin thị trường ngày 04/07/2017

VNI04072017

Các thị trường biến động trái chiều trong phiên hôm nay với Vnindex đã hứng chịu áp lực chốt lời ngay khi mở cửa và giữ sắc đỏ trong suốt phiên. Trái lại Hnindex biến động trong một biên độ hẹp và đóng cửa tăng nhẹ (và trên mốc 100). GTGD thấp hơn một chút so với bình thường; độ rộng thị trường mở rộng trong phiên hôm nay; đã có 36 mã tăng trần và 16 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN tiếp tục giảm cả về tỷ trọng và giá trị.

Khối ngoại đã mua ròng trên cả 2 sàn nhưng mức độ mua ròng trên sàn HSX tiếp tục giảm. Hoạt động giao dịch thỏa thuận tiếp tục diễn ra trầm lắng (tuy nhiên giao dịch thỏa thuận trên HNX diễn ra sôi động hơn); trong đó có thể kể đến giao dịch thỏa thuận lớn diễn ra ở mã ITA; giao dịch thỏa thuận trung bình diễn ra ở các mã NVL; HAG và SHS.

Khối ngoại bán ròng nhẹ mã VNM. NĐTNN tích cực mua vào HPG; VCB; SAB và cả KDC. Đồng thời bán ra DHG; SSI; VIC và cả HT1.

  • Các mã ngân hàng đồng loạt giảm hôm nay, dẫn đầu là STB sau khi diễn ra ĐHĐCĐTN được chờ đợi suốt thời gian qua. BID và CTG giảm nhẹ hơn. • Các mã tài chính phi ngân hàng biến động trái chiều so với các mã ngân hàng và tăng mạnh. VND tiếp tục tăng, SSI tăng khá. HCM và PVI tăng nhẹ hơn. BVH là mã duy nhất giảm.
  • Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng tiếp tục có phiên giao dịch khó khăn, mặc dù KDC tăng mạnh, MWG và SAB tăng nhẹ hơn. Tuy nhiên, VNM; MSN; QNS; FPT và PNJ đồng loạt giảm nhẹ; trong khi đó MCH và BHN đóng cửa tại tham chiếu. • Cổ phiếu dầu khí nhìn chung giảm hôm nay, với GAS mất môt nửa số điểm tăng hôm qua; trong khi đó PVD đóng cửa tại tham chiếu. PVS tăng mạnh và PXS tăng nhẹ hơn.
  • Cổ phiếu ngành sản xuất giảm hôm nay, với DQC; RAL; PAC; TMT và AAA giảm mạnh, bù trừ với mức tăng mạnh của TCM; HHS và STK. Nhìn chung, có 8 mã giảm và 5 mã tăng; trong khi đó HPG đóng cửa tại tham chiếu. • Cổ phiếu BĐS và xây dựng biến động tốt so hơn cổ phiếu ngành sản xuất với số mã giảm, dẫn đầu là SJS; CTI và HBC, nhiều hơn số mã tăng, dẫn đầu là TDH và KBC. NVL đóng cửa tại tham chiếu.
  • Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản biến động trái chiều hôm nay, với VHC và GTN dẫn đầu các mã giảm, trong khi đó PAN và HAG tăng khá.
  • Cổ phiếu ngành dược phẩm giảm hôm nay, với DMC và DHG đều giảm hôm nay, trong khi đó IMP cũng giảm và TRA là mã duy nhất tăng. • Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích, vận tải và logistic tiếp tục giảm mặc dù HVN; NT2; NCT và PPC tăng nhưng VSC; ACV; VJC; VNS; GMD và VSH đồng loạt giảm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động trái chiều trong phiên hôm nay – Thị trường chứng khoán châu Á giảm do căng thẳng địa chính trị gia tăng sau khi Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) tầm trung. Theo đó thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã hứng chịu lực bán ra. Hiện thị trường có vẻ đã bước một chút vào vùng mua quá mức nên động thái hôm nay là bình thường. Trước mắt chúng tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng vì hiện mức độ margin cao và một số chỉ báo kỹ thuật cho thấy sức ép đối với thị trường. Tuy nhiên ở chiều ngược lại hiện triển vọng mùa công bố KQKD Q2 khá khả quan. Và kết quả hôm nay là Vnindex đóng cửa giảm còn Hnindex tiếp tục tăng. Ngoài cổ phiếu ngành tài chính phi ngân hàng, còn lại hôm nay cổ phiếu các ngành tăng không được tốt. Trong khi đó cổ phiếu ngân hàng đảo chiều bên cạnh cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng, BĐS, xây dựng và sản xuất. GTGD thấp hơn một chút so với bình quân từ đầu năm do giá trị tham gia thị trường của NĐTNN giảm. Khối ngoại mua ròng trên cả 2 sàn nhưng lực mua ròng trên sàn HSX giảm.

Thị trường chứng khoán Mỹ nghỉ lễ còn thị trường châu Á và châu Âu giảm. Về các đồng tiền, đồng USD mạnh lên đáng kể so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 96,24). So với đồng USD, tại thời điểm chúng tôi viết nhận định này, đồng Euro yếu đi (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,1355); đồng Bảng Anh yếu đi (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,2932); đồng NDT yếu đi (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,7984); đồng Yên cũng yếu đi (tỷ giá USD/JPY ở vào 113,19).

Giá dầu không biến động nhiều với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai tại thời điểm chúng tôi viết nhận định này là 46,86USD còn giá dầu Brent là 49,43USD. Có vẻ hiện lực lượng bán trên thị trường dầu mỏ đã yếu thế trong bối cảnh các chuyên gia cho rằng đợt bùng nổ sản lượng dầu đá phiến lần 2 đã chấm dứt với sản lượng giảm 100.000 thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 23/6; đồng thời số lượng giàn khoan tại Mỹ công bố vào ngày 1/7 (giờ Việt Nam) giảm 2 giàn. Tuy nhiên như đã đề cập hôm qua, một số chuyên gia cho rằng các động lực cung cầu trong trung dài hạn chưa có sự chuyển biến rõ rệt nên vẫn có khả năng áp lực bán trên thị trường dầu mỏ sẽ gia tăng sau đó trong năm nay.

Về tin vĩ mô thế giới, tổng doanh số bán phương tiện trong tháng 6 tại Mỹ giảm xuống còn 16,51 triệu chiếc từ 16,66 triệu chiếc trong tháng 5; là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2015. PPI tại khu vực châu Âu trong tháng 5 giảm 0,4% so với tháng liền trước (PPI tháng 4 giữ nguyên so với tháng liền trước) trong khi thị trường dự báo giảm 0,2%; đây cũng là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2016. Giá năng lượng giảm 1,3% (tháng 4 giảm 0,5%) và giá hàng tiêu dùng nhanh giảm 0,1% (tháng 4 tăng 0,2%) là nguyên nhân chính. Trong khi đó giá hàng tiêu dùng không lâu bền và hàng tư liệu sản xuất tăng còn giá hàng tiêu dùng lâu bền giữ nguyên. So với cùng kỳ, PPI tháng 5 tăng 3,3% (tháng 4 tăng 4,3%).

(Theo HSC)

x

Check Also

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC 2020 – ĐỊNH VỊ VÀ CƠ HỘI

2019 qua đi với nhiều cung bậc cảm xúc của NĐT, có những niềm vui, có những tiếc nuối… Tựu chung lại, chúng ta cũng cần nhìn lại, cũng như ...

FPT – SỨC MẠNH NỀN TẢNG, TẦM NHÌN TOÀN CẦU!

FPT là doanh nghiệp Việt Nam hiếm hoi  theo quan điểm của chúng tôi có thể bứt phá và hưởng lợi từ làn sóng chuyển đổi số toàn cầu, dựa ...