×
Home / Tin tức - báo cáo phân tích / Sale & leaseback và câu chuyện ngành hàng không Việt Nam

Sale & leaseback và câu chuyện ngành hàng không Việt Nam

Sale & leaseback là gì?

Sale and leaseback (bán và thuê lại) là một hình thức hết sức phổ biến trong ngành hàng không, là một giao dịch tài chính mà trong đó một người bán một tài sản và thuê lại tài sản đó dài hạn, hay nói cách khác, người ta tiếp tục có thể sử dụng tài sản nhưng không còn sở hữu nó nữa.

Sale & leaseback (SLB) ở thị trường Việt Nam

SLB: Lợi nhiều hại ít

Thị trường bán và cho thuê máy bay là một thị trường phát triển và sôi động, với sự tham gia của đông đảo các công ty cho thuê và các hãng hàng không giá rẻ, mang lại lợi nhuận cao cho cả hai bên. Đặc biệt phù hợp với các thị trường đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh (như Việt Nam) và các hãng hàng không đang muốn phát triển nhanh để hấp thụ được nhu cầu của thị trường.

Xét ở Việt Nam, thị trường hàng không là một thị trường hấp dẫn với tốc độ tăng trưởng cao nhờ sự tăng trưởng của du lịch (CAGR 52.6%). Cùng với đó, tỷ lệ người được bay còn thấp (68.2%, thấp hơn trung bình của khu vực là 80%), vì vậy còn rất nhiều dư địa tăng trưởng cho các hãng hàng không.

SLB đối với sự phát triển đội bay của Vietjet và Vietnam Airlines

Đối với Vietjet, SLB đã giúp mang lại một khoản lợi nhuận đáng kể. Từ một hãng hàng không non trẻ, VJC hiện đã có đội bay 51 chiếc đều là những dòng máy bay tân tiến nhất. Việc phát triển đội bay nhanh chóng là một yếu tố tiên quyết giúp VJC có lợi thế trong cuộc cạnh tranh thị phần với HVN. Việc sở hữu đội bay trẻ tuổi giúp mô hình LCCs của VJC có lợi nhuận: chi phí bảo dưỡng được giảm thiểu, nhiên liệu sử dụng ít hơn nhiều so với các máy bay đời cũ. Đặc biệt, trong năm 2017, VJC đã hạch toán hơn 3000 tỷ LNG từ bán máy bay.

Khuyến nghị: các cổ phiếu nhóm ngành hàng không đều hưởng lợi từ tăng trưởng của ngành!

Trong đó, nhóm vận tải hành khách (HVN, VJC) hưởng lợi trực tiếp từ sự tăng trưởng của ngành, đồng thời có lợi thế từ việc áp dụng SLB. Nhóm dịch vụ mặt đất (ACV, NCS, AST,…) hưởng lợi từ tốc độ tăng trưởng sản lượng khách và sự tăng trưởng quy mô đội bay của các hãng hàng không.

Cụ thể:

CTCP HÀNG KHÔNG VIETJET (VJC) – MUA

Ước tính giá trị hợp lí cho năm 2018: 195.815 đồng/cp.

Quan điểm kỹ thuật: VJC tạo nền tích lũy khá tốt quanh vùng 147 – 150, với thanh khoản khá thấp đang cho thấy áp lức bán đã giảm dần quanh vùng tích lũy. Trong ngắn hạn, đang ghi nhận lực cầu tăng lên, nhưng chưa đủ mạnh để bức phá khỏi nền giá. Diễn biến giá có thể cần thêm nhịp tích lũy trước khi xác nhận rõ ràng hơn 1 xu hướng

Khuyến nghị: Quan sát. Chờ giá phục hồi trên đường MA5, 20 và tín hiệu MACD cắt lên đường signal với thanh khoản tăng lên có thể xem xét giải ngân.

 

TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (HVN) – MUA

Ước tính giá trị hợp lí cho năm 2018: 43.701 đồng/cp.

Quan điểm kỹ thuật: HVN đang cho vùng tích lũy quanh vùng 37 – 39, với thanh khoản suy yếu dần thể hiện lực cung không còn đủ mạnh để ép giá xuống thấp hơn. Các đường MA 5 đến 200 cũng đang hội tụ lại thể hiện nền tích lũy ổn định. Xu hướng nhìn chung vẫn đang duy trì tích lũy. Cần chờ đợi thêm nữa.

Khuyến nghị: Quan sát. Khi nền giá nén đủ chặt với thanh khoản thấp dần, sẽ cho tín hiệu vùng mua an toàn.

 

TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (ACV) – KHẢ QUAN

Ước tính giá trị hợp lí cho năm 2018: 95.000 đồng/cp.

Quan điểm kỹ thuật: Đường giá ACV nằm trên MA5 và đang cho tín hiệu phục hồi từ vùng đáy trung hạn. Dòng tiền gia nhập đang có dấu hiệu khởi sắc hơn. Tuy nhiên, dòng tiền đang chịu áp lực chốt lời T+3 trong ngắn hạn, do đó diễn biến giá có thể cần thêm sự điều chỉnh tích lũy quanh vùng 82 – 84, trước khi tìm thêm các động lực tăng mới.

Khuyến nghị: Quan sát. Chờ giá tạo nền tích lũy chặt chẽ quanh khu vực 80-82 để tìm kiếm điểm vào.

x

Check Also

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC 2020 – ĐỊNH VỊ VÀ CƠ HỘI

2019 qua đi với nhiều cung bậc cảm xúc của NĐT, có những niềm vui, có những tiếc nuối… Tựu chung lại, chúng ta cũng cần nhìn lại, cũng như ...

FPT – SỨC MẠNH NỀN TẢNG, TẦM NHÌN TOÀN CẦU!

FPT là doanh nghiệp Việt Nam hiếm hoi  theo quan điểm của chúng tôi có thể bứt phá và hưởng lợi từ làn sóng chuyển đổi số toàn cầu, dựa ...