Kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu là gì? Tại sao chúng lại liên quan đến nhau
Kinh tế vĩ mô là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh tế học, được sử dụng để nghiên cứu và đánh giá về toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực. Nó bao gồm các chỉ số như GDP, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, lãi suất và tỷ giá ngoại tệ, v.v.
Trong khi đó, giá cổ phiếu là giá trị của một cổ phiếu của một công ty cụ thể được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình hình kinh doanh của công ty, sự thay đổi của giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, hoặc thậm chí là sự thay đổi trong điều kiện kinh tế vĩ mô.
Sự liên quan giữa kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu là rất chặt chẽ. Thị trường chứng khoán là một phần của hệ thống tài chính, và tài chính là một phần quan trọng của kinh tế vĩ mô. Vì vậy, nếu kinh tế vĩ mô của một quốc gia phát triển tốt, thị trường chứng khoán của quốc gia đó cũng có xu hướng tăng trưởng, và ngược lại.
Các yếu tố của kinh tế vĩ mô tác động đến giá cổ phiếu
Các yếu tố của kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu rất đa dạng và phức tạp, tuy nhiên, dưới đây là một số yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần chú ý khi đánh giá giá cổ phiếu:
Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với giá cổ phiếu. Khi kinh tế phát triển, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, từ đó làm tăng giá trị cổ phiếu.
Lạm phát: Lạm phát cũng có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Khi lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, khả năng tăng giá của sản phẩm và dịch vụ. Khi giá trị tiền tệ giảm và đồng tiền không còn đảm bảo giá trị tương lai, các nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào các khoản đầu tư an toàn hơn, gây áp lực giảm giá trị của các cổ phiếu và đẩy giá cổ phiếu giảm xuống.
Lãi suất: Lãi suất cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Khi lãi suất tăng, giá trị cổ phiếu thường giảm do giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp và tăng chi phí vay vốn.
Tỷ giá ngoại tệ: Tỷ giá ngoại tệ cũng có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty có hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Khi đồng tiền của quốc gia giảm giá trị so với các đồng tiền khác, giá trị xuất khẩu của các công ty trong quốc gia đó sẽ tăng, từ đó giúp tăng giá trị cổ phiếu.
Chính sách tài khóa của chính phủ: Chính sách tài khóa của chính phủ, bao gồm cả chi phí đầu tư công và chính sách thuế, cũng có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Ví dụ, chính sách thuế thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể giúp tăng giá trị cổ phiếu.
Những yếu tố trên chỉ là một số ví dụ và không phải là toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Tuy nhiên, hiểu được những yếu tố này sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư chính xác và hiệu quả
Các chỉ số kinh tế vĩ mô.
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
- Ý nghĩa: GDP là thước đo tổng sản lượng và tổng thu nhập của một nền kinh tế. Đây là một trong những biến số kinh tế quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân và được biết đến như chiếc “hàn thử biểu” của nền kinh tế và là chỉ báo tốt nhất về phúc lợi kinh tế của xã hội.
- Khái niệm: GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định.
Các phương pháp tính GDP.
- Phương pháp chi tiêu:
GDP = C + I + G + X – M
(trong đó: C là tiêu dùng hộ gia đình, I là đầu tư tư nhân, G là chi tiêu chính phủ, X là xuất khẩu, M là nhập khẩu)
- Phương pháp thu nhập:
GDP = W + R + I + Pr + OI + Te +Dep
(trong đó: W là thù lao lao động, R là tiền cho thuê tài sản, I là tiền lãi ròng, Pr là lợi nhuận doanh nghiệp, OI là thu nhập của doanh nhân, Te là thuế gián thu ròng, Dep là khấu hao tài sản cố định)
- Phương pháp sản xuất:
GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo sản xuất + Thuế giá trị gia tăng phải nộp + Thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
Tác động của GDP tới thị trường chứng khoán:
- GDP tăng -> tác động tích cực tới thị trường chứng khoán về lượng và chất
- GDP tăng -> thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia -> thị trường chứng khoán minh bạch và chuyên nghiệp hơn
- GDP tăng -> hoạt động của doanh nghiệp phát triển, nhu cầu vốn tăng và đẩy mạnh nguồn vốn trên thị trường chứng khoán
- Chỉ số giá tiêu dùng – CPI
- Ý nghĩa:
Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Bởi vậy, nó được dùng để theo dõi sự thay đỏi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi CPI tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng và ngược lại
- Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.
CPIt = Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ t/Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở *100%
Tác động của CPI tới TTCK
-
- CPI tăng -> chi phí đầu vào tăng -> giảm lợi nhuận của doanh nghiệp -> giảm sức hút với các nhà đầu tư trên TTCK
- CPI tăng -> tăng áp lực lên chính sách tín dụng thắt chặt -> giảm đầu tư vào TTCK
- CPI tăng -> tăng lãi suất ngân hàng, hấp dẫn nhà đầu tư hơn so với đầu tư chứng khoán
- Lạm phát
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá của một loại tiền tệ. Lạm phát ảnh hưởng gián tiếp tới thị trường chứng khoán thông qua thị trường hàng hóa.
Tác động của Lạm phát tới TTCK
- Lạm phát tăng -> chi phí của doanh nghiệp tăng, giá cả hàng hóa tăng, ngược lại cầu hàng hóa giảm vì giá tăng lên -> doanh thu của doanh nghiệp giảm -> doanh nghiệp không còn hấp dẫn đối với nhà đầu tư trên TTCK
- Lạm phát cao -> nền kinh tế bất ổn -> nhà đầu tư mất niềm tin vào nền kinh tế. “Tâm lý bầy đàn ” xuất hiện, kéo theo việc rút vốn ồ ạt trên thị trường chứng khoán.
- Lãi suất
Lãi suất tăng -> tăng chi phí vay -> lợi nhuận doanh nghiệp giảm -> giá cổ phiếu giảm
Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn. Ngược lại, lạm phát tăng cùng với lãi suất, giá cổ phiếu sẽ giảm. Nhưng nếu lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm trọng và lãi suất tăng nhẹ do nhu cầu tăng mạnh của nền kinh tế đang tăng trưởng thì thị trường chứng khoán vẫn sẽ phản ứng tích cực.
- Tỷ giá hối đoái
- Ý nghĩa:
Sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái sẽ giúp xác định một đồng tiền lên giá hay giảm giá (đồng tiền đó mạnh hơn hay yếu hơn)
Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
- Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa tiền của các quốc gia được quyết định bởi cung và cầu ngoại tệ.
- Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ. Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng các đồng nội tệ. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ giá ngoại tệ sẽ tăng, tức tỷ giá giảm. Ở vị trí cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ xác định trạng thái cân bằng, không có áp lực làm cho tỷ giá thay đổi. Tỷ giá hối đoái luôn thay đổi
Tỉ giá tăng phản ánh nhu cầu về ngoại tệ tăng, nhu cầu rút tiền của nhà đầu tư nước ngoài lớn, nhu cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán giảm dẫn đến thị trường chứng khoán có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
Ngoài ra tỉ giá sẽ ảnh hưởng cụ thể đến từng nhóm ngành. Với những doanh nghiệp xuất khẩu thì giá cổ phiếu sẽ tăng khi tỉ giá tăng. Với những doanh nghiệp nhập khẩu nhiều hoặc có các khoản vay ngoại tệ lớn thì tỉ giá tăng sẽ là tin bất lợi với giá cổ phiếu
- Cung tiền M2 là gì?
“Cung tiền M2” là một chỉ số trong kinh tế đo lường tổng giá trị của tiền mà người dân và các tổ chức có sẵn để sử dụng trong nền kinh tế.
“Cung tiền M2” bao gồm tiền mặt (ví dụ: đồng xu, giấy tiền), tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào (gọi là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn), các khoản tiền cho vay của các tổ chức tín dụng, và một số khoản đầu tư tài chính như chứng khoán và trái phiếu.
Sơ lược về các cung tiền.
M0 = Tổng lượng tiền do NHTW phát hành đang được lưu thông (Tiền Cơ sở, Tiền Hẹp, Tiền mặt có thể chi tiêu ngay lập tức)
M1 = M0 + Tiền mà các ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ương ( Đồng tiền mạnh )
M2 = M1 + Chuẩn tệ ( tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn … tại các tổ chức tín dụng ) ( Tiền rộng, tiền gửi tiết kiệm không thể tiêu ngay được )
M3 = M2 + tất cả các khoản tiết kiệm khác gửi tại các tổ chức tín dụng ( Trái phiếu quốc gia, tín phiếu ….)
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG dùng cung tiền M1 để kiểm soát tổng phương tiện thanh toán M2. Để điêu hành nền kinh tế giữ tỷ lệ cân bằng giữ tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát.
Tác động đến lãi suất: Khi cung tiền M2 tăng lên, ngân hàng sẽ có nhiều tiền để cho vay hơn, làm giảm lãi suất. Khi lãi suất giảm, người dân và doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn để vay tiền để đầu tư và mua sắm, làm tăng chi tiêu tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế.
Tác động đến tỷ giá và giá cả: Khi cung tiền M2 tăng lên, giá cả có thể tăng cao hơn do nhu cầu tăng, trong khi tỷ giá đô la có thể giảm xuống vì sự mất giá của tiền tệ.
Mối tương quan giữa cung tiền M2 và chứng khoán ?
Có mối tương quan giữa cung tiền M2 và chứng khoán, bởi vì cung tiền M2 ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ và lãi suất, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động mua bán trên thị trường chứng khoán.
Khi cung tiền M2 tăng lên, ngân hàng có thể cho vay với lãi suất thấp hơn và khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận vốn. Điều này sẽ dẫn đến tăng mức độ đầu tư trên thị trường chứng khoán, giúp giá cổ phiếu tăng lên. Tuy nhiên, khi cung tiền M2 quá cao và lãi suất quá thấp, điều này có thể dẫn đến tình trạng lạm phát và suy thoái kinh tế, gây ra rủi ro cho thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, cung tiền M2 còn ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư. Khi cung tiền M2 tăng, các nhà đầu tư có thể có xu hướng đầu tư vào thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, khi cung tiền M2 giảm, các nhà đầu tư có thể sợ hãi và rút tiền khỏi thị trường chứng khoán, gây ra giảm giá trị của cổ phiếu.
Tóm lại, cung tiền M2 ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, lãi suất và tâm lý của nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động mua bán trên thị trường chứng khoán.
- Chính sách tài khóa
- Thâm hụt ngân sách, thặng dư ngân sách
Hiểu một cách đơn giản nhất, ngân sách của nhà nước bao gồm các khoản thu đến từ thuế (tax, thường ký hiệu là T) và các khoản chi (government spending, thường ký hiệu là G).
Khi thu nhiều hơn chi, ta nói nhà nước đang “thặng dư ngân sách”. Ngược lại, khi chi nhiều hơn thu, ta nói nhà nước đang “thâm hụt ngân sách.”
- Chính sách tài khóa mở rộng là khi nhà nước tăng chi (G) và giảm thu (giảm T). Chính sách tài khóa thu hẹp là khi nhà nước giảm chi (G) và tăng thu (tăng T).
Chính sách tài khóa mở rộng sẽ tác động tích cực lên thị trường chứng khoán.
8. Lợi suất trái phiếu
Ý nghĩa:
Lợi suất đầu tư có thể được tính như một tỉ lệ hoặc như tỉ suất hoàn vốn nội bộ. Với trái phiếu, lợi suất trái phiếu tức được tính bằng cách lấy tổng trái tức năm chia cho mệnh giá trái phiếu.
Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
Lợi suất đầu tư là số phần trăm được tính toán theo thu nhập bằng tiền của người sở hữu chứng khoán.
Lợi suất trái phiếu = Tổng trái tức năm/Mệnh giá trái phiếu
Mối quan hệ giữa giá trái phiếu và lợi suất trái phiếu khá minh bạch. Khi giá trái phiếu giảm, lãi suất hoặc lợi tức của chứng khoán đó tăng lên. Điều này làm cho các công ty phát hành trái phiếu vay tiền trên thị trường nợ đắt hơn.
Lãi suất tăng trên thị trường trái phiếu có khả năng tác động làm giảm giá cổ phiếu. Trong một môi trường mà tỷ giá đang tăng và giá cổ phiếu bị kìm hãm, các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn trên thị trường trái phiếu so với cổ phiếu.
- Tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Ý nghĩa:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của ngân hàng và số tiền dự trữ bắt buộc chính là kho dự trữ lỏng để trợ giúp cho các ngân hàng trong thời kỳ thiếu thanh khoản.
Khái niệm/Công thức/Phương pháp đo lường:
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà NHTM buộc duy trì trên tài khoản không kỳ hạn tại NHTƯ
NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 12%. Điều này có nghĩa là các ngân hàng phải giữ lại 12% tiền gửi của khách hàng tại NHNN thay vì 10% như trước đây. Do đó, lượng tiền mà các ngân hàng có thể cho vay sẽ giảm, dẫn đến giảm cung tiền.
NHNN giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% xuống 8%. Điều này có nghĩa là các ngân hàng có thể cho vay nhiều hơn, dẫn đến tăng cung tiền.
Như vậy, thông tin giảm tị lệ dự trữ bắt buộc sẽ là thông tin tích cực đối với thị trường chứng khoán.
- Bộ ba bất khả thi.
Bộ ba bất khả thi là một giả thuyết kinh tế cho rằng không thể thực hiện đồng thời ba chính sách gồm chế độ tỉ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả và tự do lưu chuyển vốn.
Một bộ ba giải pháp nói về các quốc gia có ba lựa chọn để chọn khi đưa ra những quyết định cơ bản về việc quản lý các thỏa thuận chính sách tiền tệ quốc tế của mình. Chỉ có thể thực hiện đồng thời hai trong ba chính sách này mà thôi. Thuật ngữ này còn dùng để chỉ tình thế kinh tế dễ đổ vỡ khi mà một quốc gia cố tình thi hành ba chính sách trên cùng lúc.
Giải thích Bộ ba bất khả thi
Khi đưa ra các quyết định cơ bản về quản lí chính sách tiền tệ quốc tế, một bộ ba bất khả thi cho thấy rằng các quốc gia có ba lựa chọn khả thi. Theo mô hình bộ ba của Mundell-Fleming, các tùy chọn này bao gồm:
– Tỉ giá hối đoái cố định
– Tự do lưu chuyển vốn
– Chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả
Tính riêng biệt làm cho không thể cùng lúc đạt được cả 3 mục tiêu. Nếu nhà hoạch định chính sách chọn 2 mục tiêu thì sẽ phải từ bỏ mục tiêu còn lại.
Bên A: Một quốc gia có thể chọn thay đổi tỉ giá hối đoái với một hoặc nhiều quốc gia và nó có một dòng vốn tự do với các quốc gia khác. Nếu đi theo kịch bản này, chính sách tiền tệ độc lập sẽ không thể có được vì khi biến động lãi suất sẽ tạo ra chênh lệch tỉ giá hối đoái.
Bên B: Quốc gia có thể chọn để có một dòng vốn tự do với các quốc gia khác và có chính sách tiền tệ độc lập. Nhưng do tỉ giá hối đoái cố định giữa tất cả các quốc gia và dòng vốn tự do là riêng biệt với nhau. Vậy nên nếu muốn tự do lưu chuyển vốn, hiển nhiên sẽ không thể có tỉ giá hối đoái cố định.
Bên C: Nếu một quốc gia chọn tỉ giá hối đoái cố định và chính sách tiền tệ độc lập thì quốc gia đó sẽ không thể có dòng vốn tự do. Tiếp tục trong trường hợp này, tỉ giá hối đoái cố định và dòng vốn tự do là riêng biệt với nhau.
Các cân nhắc của chính phủ
Thách thức đối với chính sách tiền tệ của chính phủ đến từ việc lựa chọn mục tiêu nào để theo đuổi và quản lí chúng. Nói chung, hầu hết các quốc gia ủng hộ phía B của tam giác vì họ có thể hưởng sự tự do của chính sách tiền tệ độc lập và hỗ trợ chính sách giúp định hướng dòng vốn.
Vinh Vũ
Chuyên gia chứng khoán hơn 18 năm kinh nghiệm
Zalo/SĐT: 0902220131
Email: vuminhvu68@gmail.com