×
Home / Kiến thức chứng khoán / Thế nào là chứng quyền có bảo đảm?

Thế nào là chứng quyền có bảo đảm?

Hiện nay trên thị trường đầu tư đã bắt đầu có sự xuất hiện của các sản phẩm phái sinh. Nối tiếp sau sự tham gia thành công của loại hợp đồng tương lai, Covered Warrant – Chứng quyền có đảm bảo sẽ là sản phẩm tiếp theo được tung ra, dự kiến chính thức chào bán vào cuối tháng 12/2017.

Định nghĩa chứng quyền có đảm bảo

Chứng quyền có đảm bảo (Covered warrant) được định nghĩa là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do chính các công ty chứng khoán phát hành ra. Loại sản phẩm phái sinh này cho phép chủ sở hữu có quyền mua hoặc bán một lượng chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền đó tại một thời điểm trong tương lai trên một mức giá đã được thỏa thuận trước.

Phân loại chứng quyền

Chứng quyền mua

Chứng quyền mua cho phép chủ sở hữu có quyền mua chứng khoán cơ sở từ tổ chức phát hành chứng quyền đó trên một mức giá đã được thỏa thuận trước tại một thời điểm trong tương lai. Nếu như thị trường giá tăng, vậy người mua sẽ được hưởng lời khi mua được với giá thấp.

Chứng quyền bán

Ngược lại với chứng quyền mua, chứng quyền bán cho phép chủ sở hữu có quyền bán chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó trên một mức giá đã được thỏa thuận trước tại một thời điểm trong tương lai. Chứng quyền bán trong trường hợp thị trường giá xuống sẽ mang lại lợi nhuận cho người sở hữu quyền bán đó.

Ngoài cách phân chia loại chứng quyền có đảm bảo dựa theo biến động giá thị trường của tài sản cơ sở, chúng ta còn có thể phân chia theo hình thức thực hiện quyền mua/ bán đó. Trên thế giới sản phẩm phái sinh cũng không còn mới mẻ, vậy nên ta có thể dựa vào một số kiểu chia của Mỹ hay châu Âu để phân loại. Nếu theo kiểu Mỹ, người sở hữu được phép sử dụng quyền mua/ bán đó cho bất kì thời điểm nào trong thời hạn nắm giữ. Còn nếu như theo kiểu Âu thì lại thắt chặt hơn, tức là chỉ khi đến thời điểm đáo hạn mới có thể thực hiện quyền. Về tổng thể, hai cách thực hiện quyền chỉ có duy nhất một điểm khác nhau chính là về mặt thời gian được phép thực hiện quyền. Nhưng đây vẫn là nền tảng quan trọng để từ đó có thể xây dựng lên các lý thuyết định giá sản phẩm phái sinh này và xa hơn nữa là thiết lập chiến lược đầu tư đúng đắn.

Quay lại với thị trường phái sinh ở Việt Nam, trong thời gian đầu khi áp dụng hình thức chứng từ có đảm bảo, dự kiến sẽ chỉ có sự xuất hiện của chứng quyền mua với hình thức giao dịch theo kiểu Âu. Do đó, trong khoảng thời gian vận hành ban đầu thì các nhà đầu tư chỉ có thể thực hiện quyền mua tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn của chứng quyền.

x

Check Also

PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ 2019: CHỦ ĐỘNG HAY BỊ ĐỘNG?

Đầu tư thụ động qua các quỹ ETFs đã và đang là một xu hướng trên thế giới. Loại hình quỹ ETFs xuất hiện từ Việt Nam từ năm 2014 ...

CÓ HAY KHÔNG CÂU CHUYỆN TÍCH CỰC KHI FTSE THEO DÕI NÂNG HẠNG TTCK VIỆT NAM?

Suốt tuần qua, thông tin thị trường Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng của FTSE rạo rực khắp các diễn đàn, đưa niềm tin về ...