×
Home / Bản tin Chứng khoán 123 / Tín dụng tiêu dùng – Xu hướng ngành ngân hàng 2019?

Tín dụng tiêu dùng – Xu hướng ngành ngân hàng 2019?

Xu hướng tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam trong những năm gần đây có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Điều kiện cho vay tại các ngân hàng trong nước (MBB, BIDV, VPB, HDB…) và các công ty tài chính (như F88…) ngày càng dễ dàng giúp cho người dân dễ tiếp cận với nguồn tín dụng này. Cùng với đó, tiềm năng tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam đang là rất lớn:

(1) Kinh tế Việt Nam duy trì mức tăng trưởng trên 6% mỗi năm giúp thu nhập người dân tăng nhanh: Năm 2017 tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng 9.5 lần so với năm 1990.

(2) Cơ cấu dân số vàng với số lượng lao động trẻ rất lớn góp phần tăng nhu cầu chi tiêu mua sắm.

NHU CẦU ĐỐI VỚI TÍN DỤNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

Tín dụng tiêu dùng Việt Nam đang ở một thời điểm rất thuận lợi để mở rộng và tăng trưởng:

  • Việt Nam nằm trong top đầu các quốc gia có mức tiêu dùng cá nhân/GDP cao
  • Chi tiêu cá nhân ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: nhà ở, thực phẩm, quần áo chiếm trên 60%

Với tốc độ tăng GDP ~7% mỗi năm và bình quân thu nhập đầu người tiếp tục tăng nhanh, nhu cầu chi tiêu mua sắm của người VN là rất lớn.

  • VN nằm trong nhóm nước có nợ của hộ gia đình/thu nhập sau thuế rất thấp (15%) nên tín dụng tiêu dùng còn nhiều dư địa tăng trưởng.
  • Thị trường vay nợ bằng tiền mặt ở Việt Nam ước tính khoảng 50 tỷ USD. Cho vay tiền mặt từ các công ty tài chính tiêu dùng hiện chỉ chiếm khoảng 2% thị trường này.
  • Dự báo đến 2050, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam là 5.4%, nằm trong top 3 nước tăng trưởng kinh tế mạnh nhất thế giới.
  • Theo IMF, đến 2023, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam tăng 55% so với 2017.

Tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam được dự báo tăng trưởng 29%/năm.

TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH VÀ DOANH NGHIỆP

Tín dụng tiêu dùng đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp tham gia với mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Tỉ lệ nợ xấu tăng dần qua các năm kể từ khi bùng nổ tín dụng tiêu dùng vào năm 2015, chủ yếu là do: (1) Các công ty cho vay tín dụng tiêu dùng hạ điều kiện cho vay và tăng giá trị giải ngân để thu hút người tiêu dùng, cạnh tranh thị phần; (2) Khi tăng trưởng kinh tế hạ nhiệt, số lượng người vay mất khả năng chi trả tăng lên.

Hầu hết các ngân hàng đều đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng.

Dự báo ngành ngân hàng 2019:

  • Điểm tiêu cực:
  • Tỷ lệ nợ xấu và chi phí dự phòng nợ xấu sẽ tăng lên.
  • Tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại ~ 15%, Chính phủ chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào một số ngành: bất động sản, chứng khoán
  • Điểm tích cực:
  • NIM được cải thiện từ tín dụng tiêu dùng
  • Lợi nhuận bất thường từ hoàn nhập dự phòng nợ xấu

KHUYẾN NGHỊ

  • Các ngân hàng có quan điểm phát triển tín dụng thận trọng
  • Có tỷ lệ nợ xấu thấp < 1.8%
  • Hệ số LDR < 0.9

(1) NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam – VCB

Khuyến nghị: Canh mua. Không nên mua đuổi theo đà tăng của giá mà nên chờ đợi nhịp tích lũy củng cố lại xu hướng chặt chẽ hơn để tiến hành giải ngân. Giá khuyến nghị: quanh 60 – 61. Mục tiêu 70. Cắt lỗ < 60.

(2) NHTMCP Á Châu – ACB

Khuyến nghị: Quan sát. Chờ đợi giá có những nhịp tích lũy tạo nền chặt chẽ quanh khu vực 36 – 37 để tìm điểm mua. Hạn chế tham gia khi giá đang trong đà giảm. Giá khuyến nghị quanh 36 – 37. Mục tiêu 44. Cắt lỗ < 35.

(3) NHTMCP Quân Đội – MBB

Khuyến nghị: Quan sát. Chờ đợi giá có những nhịp tích lũy tạo nền chặt chẽ quanh khu vực 23 – 24. Hạn chế tham gia khi giá đang trong đà giảm. Giá khuyến nghị quanh 23 – 24. Mục tiêu 25. Cắt lỗ < 22.

Nguồn HSC

x

Check Also

Thống kê 30 cổ phiếu được nước ngoài giao dịch mua ròng nhiều nhất trong 10 phiên gần đây (16/01/2020)

Thống kê 30 cổ phiếu được nước ngoài giao dịch mua ròng nhiều nhất trong 10 phiên gần đây, sắp xếp theo tiêu chí tỉ trọng giá trị mua ròng ...

VIC – XOAY “TRỤC” LIỆU CÓ THÀNH CÔNG?

Vingroup (VIC) là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam, đồng thời VIC và các công ty cùng hệ sinh thái nắm vai trò to lớn trên thị ...