Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm nhẹ – Vnindex giảm nhẹ hôm nay và đóng cửa bên trên mức thấp trong thời gian giao dịch buổi sáng. Đây là một phiên điều chỉnh kỹ thuật tất yếu khi điểm số đã tăng mạnh trong các phiên trước đó. Các mã bluechip nói chung biến động trái chiều trong biên độ hẹp. VCB là mã đóng góp nhiều nhất vào sự giảm điểm của Vnindex. Trong khi đó các mã bluechip khác như GAS; BVH và HPG cũng giảm. HSG tiếp tục giảm sau khi công bố KQKD Q3 kém khả quan. Cổ phiếu ngân hàng như MBB và STB cũng giảm. KDC tiếp tục giảm do định giá đã ở mức cao mặc dù triển vọng tăng trưởng tốt. HNG giảm sau khi tăng gần đây. BHN giảm và tiếp tục biến động mạnh.
VNM tăng. Các mã ngành hàng tiêu dùng khác như SAB cũng tăng. EIB tăng trần và đây cũng là mã biến động mạnh gần đây. BID & CTG tiếp tục tăng trước kỳ vọng sắp nâng vốn cấp 1. Thị trường cũng kỳ vọng room của các cổ phiếu này cũng được nới vào thời điểm thích hợp. PLX tăng mặc dù KQKD 6 tháng không thực sự khả quan. FPT tăng trước kỳ vọng thương vụ bán cổ phần mảng bán lẻ sắp hoàn tất. KBC hồi phục sau khi giảm gần đây.
Sự hồi phục trong phiên hôm nay là tín hiệu tích cực cho xu hướng ngắn hạn và cho thấy thị trường có thể tăng tiếp. Tuy nhiên, chúng tôi có quan điểm thận trọng về thị trường trong giai đoạn hiện nay. Nhà đầu tư đã giải ngân nên giữ cổ phiếu chờ cơ hội bán ra ở những phiên tăng điểm sắp tới.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều hôm nay trong bối cảnh thị trường Phố Wall khởi sắc hơn hôm thứ 3. Về các đồng tiền, đồng USD mạnh lên so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 92,945). So với đồng USD, đồng Euro mạnh lên (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,1846); đồng Bảng Anh tiếp tục mạnh lên (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,3238); đồng Yên yếu đi (tỷ giá USD/JPY ở vào 110,79); đồng NDT cũng yếu đi (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,721).
Giá dầu giảm hôm nay với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai ở vào 49,09 USD/ thùng vào cuối thời gian giao dịch trên thị trường châu Á. Sau khi tăng tốt thì giá dầu điều chỉnh là điều không tránh khỏi. Và giá dầu giảm bắt nguồn từ khảo sát hàng tháng của Reuters, trong đó cho thấy sản lượng sản xuất của OPEC đã đạt đỉnh của năm 2017. Sản lượng của OPEC tăng xuất phát từ Nigeria; Libya và cả Iraq; và điều này là không tích cực vì cho thấy có khoảng cách giữa lời nói và việc làm của tổ chức này. Theo đó làm tăng áp lực buộc Saudi Arabia phải giảm xuất khẩu để cân bằng lại phần sản lượng gia tăng.
API công bố ước tính tồn kho dầu tại Mỹ tăng 1,8 triệu thùng trong tuần trước sau nhiều tuần giảm mạnh và thị trường có vẻ bất ngờ trước thông tin này. Trên thực tế một xu hướng không thể luôn bằng phẳng và mức tăng theo ước tính của API cũng không lớn. Tuy vậy, NĐT trên thị trường dầu mỏ cũng đã nhân đây để chốt lời.
Về tin vĩ mô thế giới, Viện Quản lý nguồn cung (ISM) công bố PMI ngành sản xuất của Mỹ tháng 7 giảm còn 56,3 điểm từ 57,8 điểm trong tháng 6. Đây vẫn là kết quả khả quan trong khi đó PMI tháng 6 đạt mức cao kỷ lục kể từ tháng 8/2014. Sản xuất ô tô giảm là nguyên nhân ở đây.
Doanh số bán ô tô theo báo cáo của GM và Ford lần lượt giảm 15% và 7% trong tháng 7. Trong khi đó, tổng doanh số toàn thị trường tháng 7 giảm 6,1% so với cùng kỳ xuống 16,73 triệu chiếc (đã điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ). Và đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 8/2010.
Bộ Thương mại Mỹ công bố chi tiêu cho tiêu dùng trong tháng 6 tăng nhẹ 0,1% so với tháng liền trước (tháng 5 tăng 0,2%). Thu nhập cá nhân không đổi so với tháng liền trước sau khi tăng 0,3% trong tháng 5. Chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân không bao gồm chi tiêu cho lương thực và năng lượng trong tháng 6 tăng 1,5% so với cùng kỳ, tương đương mức tăng trong tháng 5. Đây là chỉ số đo lường lạm phát ưa thích của Fed. Cả hai chỉ số trên hiện đều dưới mức mục tiêu 2% và cũng không tăng nhiều.
(Chungkhoan123.vn)