×
Home / Bản tin Chứng khoán 123 / Nhận định thị trường ngày 10/07/2017

Nhận định thị trường ngày 10/07/2017

10072017

Thị trường Chứng khoán Việt Nam hôm nay:

Các thị trường giảm mạnh trong phiên hôm nay với GTGD đạt xấp xỉ mức bình quân. Độ rộng thị trường thu hẹp; đã có 16 mã tăng trần và 15 mã giảm sàn. Mức độ tham gia thị trường của NĐTNN ở mức vừa phải và khối này đã mua ròng. Hoạt động giao dịch thỏa thuận đã chứng kiến giao dịch thỏa thuận quy mô trung bình diễn ra ở các mã MSN; SHS; NVL; E1VFVN30 và CTD.

Khối ngoại mua ròng VCI; HPG; E1VFVN30 và MSN. Đồng thời bán ròng VNM & CTG.

Các mã ngân hàng tiếp tục giảm mạnh dẫn đầu là MBB; BID; ACB; VCB và CTG.

Tin ngành – NHNN giảm lãi suất điều hành 0,25%. Vào thứ 6 tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 124 & 1425 về việc điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa, có hiệu lực từ ngày 10/7. Cụ thể,

  • Lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm 0,25%, xuống lần lượt là 4,25%/năm và 6,25%/năm.
  • Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng giảm xuống 7,25%.
  • Trong khi đó lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực/ngành kinh tế giảm 0,5% xuống 6,5%/năm. Lần điều chỉnh giảm lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn gần nhất là vào tháng 3/2014. Trên thực tế, thay đổi lãi suất không phải là động thái thường xuyên của NHNN do cơ quan này mong muốn sử dụng lãi suất huy động ngắn hạn là công cụ chính để kiểm soát thị trường. Cùng với động thái chính thức về giảm lãi suất điều hành này, NHNN cũng kêu gọi các ngân hàng giảm lãi suất.

Nhận định nhanh. Ảnh hưởng nhẹ đến mặt bằng lãi suất chung; tuy nhiên đây rõ ràng là thông tin tích cực. Cổ phiếu ngành ngân hàng đã không tăng sau tin tức này hôm nay và nhìn chung đã bỏ qua diễn biến này. Việc điều chỉnh giảm lãi suất điều hành có vẻ phản ánh thực tế rằng CPI toàn phần và CPI cốt lõi đều giảm tốc trong những tháng gần đây. Và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm cũng giảm 0,45% so với đầu năm. Thực tế này đã tạo điều kiện để cắt giảm lãi suất điều hành mặc dù động thái này có vẻ thiên về phản ánh quan điểm tích cực của NHNN hơn là có tác động thực tế do mức cắt giảm là khá nhỏ. Dù vậy, điều này cho thấy sự tách biệt giữa lãi suất của Việt Nam và Mỹ vốn là yếu tố khó đự đoán vào đầu năm. Và với quyết định này, NHNN tỏ ra thoải mái với chính sách tiền tệ.

  • Về mặt lý thuyết, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu thấp hơn sẽ có lợi cho các ngân hàng vay tiền từ NHNN thông qua kênh chiết khấu hay tái cấp vốn. Điều này đồng nghĩa với chi phí huy động vốn đầu vào của một số NHTM có vốn nhà nước (đặc biệt là Agribank và Vietcombank) sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sẽ có ít ảnh hưởng đến các Ngân Hàng TMCP khi mà lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng gần đây đang ở mức thấp khoàng 2-3% và khó có thể giảm thêm.
  • Chúng tôi cho rằng việc giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số ngành cụ thể sẽ có ảnh hưởng vừa phải đến mặt bằng lãi suất cho vay. Một số khoản vay sẽ có lãi suất thấp hơn một chút; khi mà lãi suất ưu đãi hiện nay trong khoảng 6-7%/năm. Ngoài ra, các khoản vay ưu đãi thường thuộc các gói hỗ trợ có hạn chế.

Lãi suất trước mắt sẽ tiếp tục giảm – Do đó, chúng tôi dự báo lãi suất bình quân, chủ yếu là lãi suất huy động sẽ giảm trong tháng tới hoặc những tháng sau đó nữa. Và lãi suất cho vay bình quân cũng sẽ bị ảnh hưởng với mức độ nhỏ hơn. Chúng tôi cho rằng động thái này không ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng trong năm nay mặc dù có thể giúp tăng nhẹ tỷ suất lợi nhuận.

Một số thông tin về tình hình thế giới

Thị trường chứng khoán châu Á hồi phục hôm nay sau khi thị trường Phố Wall lấy lại một phần những gì đã mất vào phiên hôm thứ 6. Về các đồng tiền, đồng USD tăng giá mạnh so với giỏ các đồng tiền tính theo tỷ trọng thương mại (chỉ số đô la ICE ở vào 96,101). So với đồng USD, đồng Euro lình xình và giảm giá (tỷ giá EUR/USD ở vào 1,1397); đồng Bảng Anh cũng yếu đi (tỷ giá GBP/USD ở vào 1,2874); đồng Yên cũng tiếp tục yếu đi (tỷ giá USD/JPY ở vào 114,23); đồng NDT cũng yếu đi (tỷ giá USD/CNY ở vào 6,8036).

Giá dầu biến động trong biên độ hẹp sau khi giảm mạnh gần đây với giá dầu WTI trên hợp đồng tương lai ở vào 44,05USD/thùng vào cuối thời gian giao dịch trên thị trường châu Á. Hoạt động giao dịch mang tính kỹ thuật đã bao trùm thị trường dầu mỏ trong vài tuần qua vừa; trong đó tác động từ cả thông tin tốt và thông tin xấu đều được khuếch đại.

Điều này một phần là vì trong mùa hè KLGD thấp hơn mức bình quân và một phần là vì xu hướng giá dầu không rõ ràng. Trong hầu hết thời gian NĐT trên thị trường dầu mỏ tin rằng giá sẽ tiếp tục giảm; và triển vọng giảm của giá dầu đã được phản ánh vào giá với một lượng lớn vị thế bán khống được mở gần đây. Và điều này khiến cho giá dễ dao động mạnh trước những thông tin không phải là lớn.

Về tin vĩ mô thế giới, Tổng cục thống kê Trung Quốc công bố PPI tháng 6 của nước này tăng 5,5% so với cùng kỳ tháng thứ 2 liên tiếp (mức tăng của PPI của Trung Quốc đạt đỉnh vào tháng 2; tăng 7,8%). Kết quả công bố sát dự báo của thị trường. CPI tăng 1,5% so với cùng kỳ; thấp hơn dự báo của thị trường là tăng 1,6%. Xu hướng chung là PPI sẽ giảm tốc trong những tháng còn lại của năm.

Văn phòng thống kê liên bang Đức đã công bố số liệu xuất khẩu (điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ) tháng 5 tăng 1,4% so với tháng liền trước (và là tháng thứ 5 liên tiếp tăng). Mức thặng dư thương mại (đã điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ) đạt 20,3 tỷ EUR (mức thặng dư tháng 4 được điều chỉnh tăng lên 19,7 tỷ EUR).

Vào thứ 6 tuần trước, Mỹ công bố bảng lương phi nông nghiệp tháng 6 với 220.000 việc làm mới được tạo ra đồng thời điều chỉnh tăng thêm 47.000 việc làm mới cho tháng 4 và tháng 5. Kết quả này cho thấy tăng trưởng việc làm ít nhất vẫn khả quan. Trong khi đó tiền công theo giờ bình quân cũng tăng 2,5% so với mức tăng 2,4% trong tháng 5, và đây vẫn được xem là mức tăng vừa phải khi chu kỳ tăng lương dần chững lại.

Và mặc dù tăng lên 4,4%, tỷ lệ thấp nghiệp vẫn ở mức rất thấp và thực tế là nhờ tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng nhẹ, đạt 62,8%. Những số liệu này hỗ trợ cho dự báo của thị trường là sẽ có một đợt tăng lãi suất nữa tại Mỹ trong năm nay và nhiều khả năng kế hoạch điều chỉnh bảng cân đối tài sản của Fed sẽ bắt đầu vào tháng 9.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giảm – Các thị trường giảm phiên thứ 2 liên tiếp trong bối cảnh đợt điều chỉnh được kỳ vọng từ lâu vẫn tiếp diễn. Và phiên giảm hôm này là phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 12. Phiên hôm nay giảm mạnh hơn phiên hôm thứ 6 vì lo ngại khả năng giải chấp sẽ diễn ra nếu thị trường còn giảm. Các mã bluechip giảm, dẫn đầu là VNM; VIC và một số mã ngân hàng như VCB; BID và CTG. MBB hôm nay cũng giảm mạnh. Mã ngành xăng dầu PLX giảm. GAS cũng giảm. Các mã được thị trường ưa chuộng như MWG và DHG cũng giảm.

Trái lại VCI tăng phiên thứ 2 liên tiếp sau khi niêm yết vào cuối tuần trước. Trong khi đó HPG cũng tăng. Ngoài ra các mã tăng hôm nay chủ yếu là các mã vốn hóa nhỏ.

Đây là một phiên giảm mạnh điển hình trong mùa hè sau khi thị trường tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm. Ngưỡng hỗ trợ mạnh của Vnindex trong ngắn hạn đặt tại khoảng 750-760. Trước phiên hôm nay, thị trường chưa có phiên giảm mạnh thực sự nào kể từ tháng 4.

Thị trường giảm hôm nay xuất phát từ các yếu tố bên ngoài gồm lo ngại động thái thắt chặt của NHTW một số nước cộng với căng thẳng địa chính trị gia tăng. Về bản chất đây không phải là những yếu tố ngắn hạn nên đợt điều chỉnh/củng cố này có lẽ sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian nữa. Trên thực tế thị trường thế giới đã ổn định trở lại trong phiên hôm nay và yếu tố căn bản của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn vững chắc với triển vọng tăng trưởng lợi nhuận khá và thị trường IPO sôi động. Tuy vậy cả mặt bằng định giá và mức độ margin đều đã ở mức hơi cao. Do vậy việc thị trường tạm chững đà tăng có thể xem là tích cực cho xu hướng trung hạn

(Theo HSC)

Vinh Vũ.

Chuyên gia chứng khoán cao cấp, trên 12 năm kinh nghiệm.

Facebook/Zalo/SĐT0902220131

Skype/Email: vuminhvu68@gmail.com

 

x

Check Also

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ – TRUNG

     

KINH TẾ TRUNG QUỐC HỒI PHỤC VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM.

Kinh tế trung quốc và thế giới Kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy những bước tiến thần ...