×
Home / Tin tức - báo cáo phân tích / BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC 2020 – ĐỊNH VỊ VÀ CƠ HỘI

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC 2020 – ĐỊNH VỊ VÀ CƠ HỘI

2019 qua đi với nhiều cung bậc cảm xúc của NĐT, có những niềm vui, có những tiếc nuối… Tựu chung lại, chúng ta cũng cần nhìn lại, cũng như có những chiến lược, dự tính cho năm mới 2020.

VĨ MÔ 2020 – DỰ BÁO MỘT VÀI ĐIỂM NHẤN

  • Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2020 sẽ gặp nhiều hơn một chút các thách thức về tăng trưởng và kiểm soát lạm phát so với năm 2019 nhưng về cơ bản bức tranh kinh tế vĩ mô sẽ không có quá nhiều xáo trộn.
  • Để hỗ trợ tăng trưởng trong giai đoạn sắp tới, Việt Nam sẽ không quá chú trọng các giải pháp mang tính kích cầu từ CSTT và tài khóa. Thay vào đó, các cải cách về phía cung như cải thiện môi trường kinh doanh, nâng đỡ khu vực kinh tế trong nước, đặc biệt là kinh tế tư nhân, sẽ được chú trọng. Trên cơ sở đó, sẽ khó có thể kỳ vọng những dòng vốn rẻ, quy mô lớn chảy ra thị trường.
  • Khu vực dịch vụ của Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển. Trong những năm qua, các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và bán buôn bán lẻ luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng GDP chung.

TỔNG HỢP THỊ TRƯỜNG 2019

Tính chung cả năm 2019 thị trường chứng khoán tăng điểm nhẹ, tuy nhiên thanh khoản lại giảm mạnh so với năm 2018. Kết thúc năm 2019:

VnIndex đóng cửa tại 960,99 điểm, tăng 7,67%;

Hnxindex đóng cửa tại 102,51 điểm giảm 1,65%;

UpcomIndex đóng cửa tại 56,48 điểm, tăng 6,91%.

Tổng vốn hóa cả 03 sàn đạt 4 triệu tỷ , vốn hóa tại HSX đạt 2,8 triệu tỷ .

Giá trị giao dịch bình quân phiên cả 03 sàn đạt 4.657 tỷ/phiên, giảm 28,85% so với năm trước, tại HSX đạt 3.952 tỷ/phiên.
Khối ngoại thực hiện mua ròng 6.701 t tại HSX, nếu tính riêng khớp lệnh thì nhà ĐTNN bán ròng 1.644 t ; tuy nhiên, 2019 vẫn có nhiều thương vụ phát hành riêng lẻ thực hiện thành công như: VIC phát hành riêng lẻ cho SK Group, BID phát hành cho KEB Hana Bank, BVH phát hành cho Sumitomo Life.

GDP, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng trưởng cao khiến Việt Nam sẽ là lựa chọn không thể thiếu của các nhà đầu tư, nhà quản lý quỹ ETF

  • Tốc độ tăng trưởng vốn hóa của Việt Nam đạt gần 250% sau 3 năm, tốc độ tăng trưởng GDP luôn duy trì ở mức cao, tỷ lệ vốn hóa/GDP của thị trường cổ phiếu vẫn ở mức dưới 80%, tiềm năng tăng trưởng về quy mô của thị trường cổ phiếu còn nhiều.
  • Với việc đầu tư vào quỹ ETFs đang trở thành xu hướng, và 1 trong những tiêu chí để phân phối tài sản của các quỹ này là vốn hóa thị trường, với việc vốn hóa của TTCK Việt Nam tăng nhanh trong thời gian vừa qua, khiến thị trường cổ phiếu Việt Nam dần trở nên quan trọng và hấp dẫn hơn trong con mắt các nhà quản lý quỹ.
  • Bên cạnh đó việc nâng hạng, và có thêm các chỉ số mới sẽ là kênh dẫn vốn vào thị trường Việt Nam trong các năm tới. Những cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa lớn, các cổ phiếu xuất hiện trong nhiều chỉ số sẽ diễn biến sôi động hơn những cố phiếu còn lại.

Dòng vốn ETF đang là xu hướng, TTCK Việt Nam sẽ không nằm ngoài xu hướng này. Nhóm cổ phiếu nằm trong rổ chỉ số mới sẽ hưởng lợi.

  • Trong vòng 10 năm gần đây, dòng tiền liên tục chảy vào các quỹ ETFs, đặc biệt là các quỹ ETFs cổ phiếu.
  • Với ưu thế về̀ chi phí đầu tư thấp, rủi ro theo thị trường và tiết kiệm thời gian chọn lọc cổ̉ phiếu và quản trị danh mục, đầu tư vào chứng chỉ quỹ ETFs đang dần trở nên hấp dẫn trong các mắt các nhà đầu tư.
  • Trong năm 2019, các quỹ ETF rót vốn ròng vào thị trường Việt Nam. Năm 2020, với việc HSX ban hành thêm các chỉ số mới là cơ hội tốt để có thêm các quỹ ETF ra đời và hút vốn cho thị trường. Việc lựa chọn các cổ phiếu được hưởng lợi từ dòng tiền ETF cũng là một hướng đầu tư tốt trong năm 2020.

Thị trường cổ phiếu chịu cạnh tranh lớn từ trái phiếu doanh nghiệp

  • Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh trong những năm gần đây về quy mô, tính đa dạng và khả năng tiếp cận với nhà đầu tư nhỏ đã tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với thị trường cổ phiếu. Xu hướng này có thể vẫn diễn ra trong năm 2020.
  • Các thương vụ phát hành riêng lẻ vẫn thu được nhiều kết quả cao như các thương vụ VIC phát hành riêng lẻ cho SK Group, BID phát hành cho KEB Hana Bank, BVH phát hành cho Sumitomo Life. Do sự trầm lắng của thị trường nên các kênh huy động vốn khác như IPO, phát hành cho cổ đông hiện hữu… đã sụt giảm mạnh.
  • Lượng tiền cho vay của các công ty chứng khoán tiếp tục tăng trong năm 2019, một phần nhờ vào những đợt tăng vốn của công ty chứng khoán có vốn ngoại. Xu hướng này có thể tiếp tục duy trì trong năm 2020 giúp cho khả năng tiếp cận của nhà đầu tư, cổ đông thông qua kênh margin khá thuận tiện.

Dự báo, năm 2020 VnIndex tăng khoảng 10%, đạt mức điểm từ 1.070 – 1.110 vào thời điểm cuối năm 2020.

  • Bối cảnh vĩ mô quốc tế, môi trường lãi suất thấp là yếu tố chính tác động tới thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, các sự kiện quan trọng như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, diễn biến tiếp theo của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn có nhiều diễn biết khó lường và tạo ra rủi ro với thị trường chứng khoán nếu cuộc chiến này leo thang trở lại.
  • Bối cảnh vĩ mô trong nước năm 2020 tiếp tục diễn biến thuận lợi, là cơ sở tốt để thị trường chứng khoán tăng trưởng. Tăng trưởng GDP giảm tốc nhẹ, nhưng vẫn là điểm sáng trong bối cảnh tăng trưởng chậm trên toàn thế giới, mặt bằng lãi suất ổn định, biến động t giá trong tầm kiểm soát.
  • Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2020 tăng nhanh hơn so với năm 2019, ước tính 13,9% trong năm 2020, đóng góp chính là nhóm cổ phiếu ngân hàng, các cổ phiếu thuộc nhóm Vingroup và có sự hồi phục từ các doanh nghiệp khác như nhóm tài nguyên cơ bản (thép), bán lẻ, công nghệ thông tin. Dự báo EPS năm 2020 tăng 10,5%. Sự lan tỏa về tăng trưởng kết quả kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ hơn có thể là cơ sở đề kỳ vọng thị trường tăng trưởng trên mặt bằng
    rộng hơn.
  • Bên cạnh đó, thị trường còn có khả năng đón nhận được dòng vốn ngoại mới, dòng vốn này chảy vào thị trường thông qua các quỹ ETF, quỹ đầu tư bám theo chỉ số MSCI Frontier. Nếu được MSCI đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng, FTSE chính thức nâng hạng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có đợt tăng điểm mạnh nhờ vào kỳ vọng dòng vốn mới.
  • Một số rủi ro tiềm ẩn: rủi ro về khả năng Chính phủ Mĩ rà soát danh sách các quốc gia thuộc diện có khả năng thao túng tiền tệ, trong đó có Việt Nam; rủi ro lạm phát tăng cao do dịch tả lợn Châu Phi; rủi ro về sự phát triển quá nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tạo ra khả năng xuất hiện những sản phẩm trái phiếu không có chất lượng vẫn được bán đến nhà đầu tư; rủi ro tiềm ẩn đến từ hoạt động cho vay margin của các công ty chứng khoán khi quy mô cho vay margin ngày càng lớn.

Nguồn BVSC

x

Check Also

FPT – SỨC MẠNH NỀN TẢNG, TẦM NHÌN TOÀN CẦU!

FPT là doanh nghiệp Việt Nam hiếm hoi  theo quan điểm của chúng tôi có thể bứt phá và hưởng lợi từ làn sóng chuyển đổi số toàn cầu, dựa ...

VGC – MẢNG CHO THUÊ KCN TĂNG TRƯỞNG TỐT BÙ ĐẮP CHO SỰ SỤT GIẢM CỦA MẢNG VLXD

Sự phát triển của ngành VLXD có liên quan mật thiết tới sức khỏe của kinh tế nói chung cũng như ngành BĐS nói riêng. Viglacera (VGC) là công ty ...