Theo Bloomberg: “Một điều vô cùng kì lạ đang xảy ra trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Sau một giai đoạn giao dịch đồng thuận với chứng khoán Mỹ, chứng khoán Châu Á hiện nay dường như đã mất đi điều đó”.
Chỉ số chứng khoán chung của thị trường châu Á đã giảm khoảng 6,5% trong năm qua, ngược lại, S & P 500 của Mỹ tăng 11%, tiếp tục vượt kỷ lục vào phiên thứ Ba vừa rồi.
Một số nhân tố lớn phải kể đến ở thị trường Châu Á:
- Sự mạnh lên của đồng Đô la Mỹ đã làm chậm lại dòng vốn đầu tư vào các thị trường mới nổi.
- Việc mất giá đồng nội tệ đã thúc đẩy một số NHTW ở Châu Á tăng lãi suất, kích thích triển vọng trong nước.
- Các cổ phiếu ngành công nghệ – lĩnh vực có tỷ trọng lớn nhất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã giảm trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu chip điện tử.
- Sự ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đến giá cổ phiếu trên các thị trường ở khu vực là không đồng đều: trong khi thị trường chứng khoán Trung Quốc ghi nhận sự tăng trưởng ổn định, còn các nền kinh tế như Nhật Bản hay Hàn Quốc đã chứng kiến xuất khẩu bị thắt chặt.
- Đáng buồn nhất phải kể đến Nhật Bản, đã mất danh hiệu thị trường lớn nhất Châu Á khi nền kinh tế giảm tốc, chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ việc tăng thuế.
Nick Twidale – giám đốc điều hành của Rakuten Securities Australia cho biết: “Chúng tôi bắt đầu thấy một sự không đồng thuận trong mối tương quan giữa hai khu vực này, các nhà đầu tư có thể thấy rõ điều ấy khi nhìn tổng quan hơn vào thị trường. Dữ liệu nền tảng đang vẽ nên một bức tranh tốt hơn ở Mỹ so với nhiều khu vực khác, có thể kể đến là Châu Á.”
Mặc dù chỉ số khu vực châu Á Thái Bình Dương đã có sự tăng trưởng tốt hơn kể từ đầu năm, tăng 11%, nhưng nó vẫn bị tụt lại so với S & P 500, vốn đã tăng hơn 17%. Và nó đã có sự cải thiện rất ít kể từ cuối tháng 1.
Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều khác. Theo Tai Hui – một nhà phân tích thị trường tại JPMorgan Asset Management tại Hồng Kông cho biết: “Thị trường Mỹ và châu Á đã cho thấy sự gia tăng tương quan một lần nữa. Nhìn vào quý đầu tiên của năm 2019, sự kiến nhẫn và ôn hòa hơn từ FED đang kích thích kinh tế từ Trung Quốc và đàm phán đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Washington đã thúc đẩy cả hai thị trường được đánh giá lại và phục hồi.”
Còn bạn, quan điểm cá nhân bạn ra sao?