×
Home / Kinh nghiệm đầu tư / Rủi ro trong đầu tư chứng khoán và cách phòng tránh

Rủi ro trong đầu tư chứng khoán và cách phòng tránh

Risk Management concept image with business icons and copyspace.

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần nhận thức rõ những rủi ro mình có thể gặp phải để từ đó phòng tránh tối đa những thiệt hại không đáng có.

1. Rủi ro mua phải những cổ phiếu có thông tin bất lợi.

Đây là rủi ro thường gặp nhất trên thị trường chứng khoán. Một doanh nghiệp đang làm ăn tốt, giá cổ phiếu đang diễn biến thuận lợi có thể sẽ đảo chiều đột ngột khi xuất hiện các thông tin bất lợi đối với cổ phiếu. Thông tin bất lợi có thể liên quan đến ngành nghề, thị trường mà doanh nghiệp tham gia hay những chính sách ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp như các mức thuế, tỉ giá, lãi suất,… Những thông tin kiểu này sẽ làm cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư cần nhanh chóng giải phóng khoản đầu tư thành tiền mặt để hạn chế thiệt hại.

Rủi ro thông tin ở mức độ cao hơn là những rủi ro liên quan đến những khoản thua lỗ lớn. Một doanh nghiệp đang có báo cáo lãi, khi có báo cáo kiểm toán lại bất ngờ lỗ lớn hoặc hàng tồn kho bị mất hàng nghìn tỉ như trường hợp cổ phiếu TTF năm 2016 là một ví dụ. Cổ phiếu này đã giảm một mạch không thanh khoản từ 43 nghìn xuống còn 7 nghìn một cổ phiếu. Đã có rất nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại, thậm chí có nhiều công ty chứng khoán lớn cho vay margin đã không thu hồi được vốn và thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Một trường hợp khác là rủi ro khi có thông tin lãnh đạo doanh nghiệp bị bắt. Điển hình ở trường hợp này là OGC và JVC năm 2015, hai cổ phiếu này đã giảm rất mạnh ngay sau đó. Khi nhà đầu tư mua phải những cổ phiếu này thì việc cần làm ngay là bán ngay lập tức và dứt khoát giá nào cũng bán. Những nhà đầu tư chần chừ trong những trường hợp này đều phải trả giá rất đắt.

2. Rủi ro mua phải những cổ phiếu rác.

Cổ phiếu rác là cổ phiếu của những doanh nghiệp thực chất không có hoạt động gì nhiều, doanh thu ít hoặc thậm chí không có doanh thu, tất cả được chế biến bằng các thủ thuật kế toán trên báo cáo tài chính. Những cổ phiếu này được tăng vốn lên hàng chục lần trước khi niêm yết. Thực chất, các cổ phiếu này có giá trị rất thấp hoặc thậm chí không có giá trị gì. Nhưng khi lên sàn, các cổ phiếu này sẽ được tạo thanh khoản ở mức giá cao một thời gian, thậm chí được đánh lên với hàng loạt tin bánh vẽ được bơm thổi trên các diễn đàn chứng khoán để thu hút nhà đầu tư. Sau đó, các cổ phiếu này sẽ bị bán mạnh, giá nào cũng bán vì giá nào chủ doanh nghiệp và đội lái cũng có lời. Chỉ có nhà đầu tư tham rẻ mua giá nào cũng lỗ. Điển hình là cổ phiếu MTM trong năm 2016. Vì vậy, nhà đầu tư cần tránh mua những cổ phiếu có ngành nghề hoạt động, trụ sở không rõ ràng, tránh những cổ phiếu không có thương hiêụ lớn mà lại vừa lên sàn, tránh bắt đáy những cổ phiếu giảm giá mạnh mà không có thông tin rõ ràng.

3. Rủi ro mua phải những cổ phiếu bị làm giá quá đà.

Một số cổ phiếu đã niêm yết lâu trên thị trường nhưng do tình hình kinh doanh kém nên giá cổ phiếu ở mức rất thấp. Lúc này, sẽ có những đội lái liên kết với doanh nghiệp để tạo thanh khoản cho cổ phiếu đồng thời đẩy giá cổ phiếu lên cao. Mục đích là để bán cho các quỹ ETF, hoặc xin margin các CTCK để làm giá lôi kéo nhà đầu tư. Có nhiều nhà đầu tư nhận thức được rõ các cổ phiếu này đang được làm giá, nhận thức được rõ rủi ro có thể gặp phải nhưng vì cái lợi trước mắt nên vẫn giao dịch những cổ phiếu kiểu này. Sau đó vì một lý do nào đó, như không thu hút được quỹ ETF, các CTCK cắt margin, hoặc đơn giản là đội lái đã bán được khá nhiều cổ phiếu ở vùng giá cao, cổ phiếu lúc này không có lực đỡ giá từ đội lái sẽ giảm rất mạnh. Cộng thêm lực bán thu hồi margin từ các CTCK sẽ làm cổ phiếu mất thanh khoản nhiều phiên liên tục. Điển hình trong năm 2016 xuất hiện rất nhiều những cổ phiếu kiểu này như CDO, FID

4. Rủi ro khi gặp những thông tin vĩ mô cực xấu.

Bạn có thể tranh được những loại rủi ro ở trên bằng cách tham khảo cách chon cổ phiếu tại đây. Nhưng có những thông tin bất lợi sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường kéo theo hầu hết các mã cổ phiếu giảm mạnh dẫn đến thiệt hại lớn cho toàn bộ thị trường. Những sự kiện kiểu này xảy ra không thường xuyên, nhưng mỗi lần xuất hiện thì đều làm cho giới đầu tư chứng khoán trong nước cũng như toàn thế giới chao đảo. Có thể kể đến các sự kiện như, sự kiện bắt bầu Kiên năm 2012, sự kiện Biển Đông năm 2014, sự kiện Brexit 2016. Các sự kiện này nếu thạo tin tức và chủ động phân tích thì đều có thể dự đoán được một phần cũng như chuẩn bị tâm lý xử lý khi thị trường diễn biến xấu. Nhà đầu tư nếu không bám sát thị trường thì cần có một người quản lý tài khoản giỏi bám sát và tư vấn kịp thời.

Trên đây là một số loại rủi ro nhà đầu tư dễ gặp phải trong quá trình đầu tư. Còn nhiều loại rủi ro nữa Minh Vũ sẽ trình bày ở trong một bài viết khác. Nhà đầu tư ngoài việc tự trang bị kiến thức, kinh nghiệm để phòng tránh thì cần phải có một người quản lý tài khoản chuyên nghiệp để tư vấn sát sao kịp thời. Với những nhà đầu tư mới, cần có người quản lý tài khoản nhiều kinh nghiệm, trung thực, tận tâm và hoàn toàn miễn phí thì hãy liên hệ với Vinh Vũ và các Cộng sự.

Vinh Vũ

Chuyên gia chứng khoán cao cấp,

Với hơn 12 năm kinh nghiệm hợp tác với các CTCK hàng đầu Việt Nam là SSI, HSC và VND.

Facebook/Zalo/SĐT: 0902220131

Skype/Email: vuminhvu68@gmail.com

 

 

x

Check Also

Các quỹ đầu tư thắng lớn nửa đầu năm 2021 nhờ cổ phiếu Ngân hàng

Trong số các quỹ lớn được chúng tôi thống kê, SSIAM VNFinLead ETF có hiệu suất tốt nhất thị trường với mức tăng trưởng 68,2% trong nửa đầu năm nay. ...

Mở tài khoản chứng khoán TCBS

Các bạn thân mến! Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 20 năm phát triển, quy mô thị trường ngày càng mở rộng. Chứng khoán giờ đây đang là ...