×
Home / Tin tức - báo cáo phân tích / BẮT KỊP TREND CUỐI NĂM – SEASONAL EFFECT

BẮT KỊP TREND CUỐI NĂM – SEASONAL EFFECT

Thị trường giảm hơn 100 điểm trong 2 tuần vừa qua có làm bạn cảm thấy “hoang mang”? Nếu câu trả lời là có thì đây chắc chắn là bài viết dành cho bạn!

Đã bao giờ bạn nghe đến thuật ngữ seasonal effect” – hiệu ứng theo mùa trong chứng khoán? Vậy đâu mới là “mùa” của chứng khoán, lí do nhà đầu tư “khó” sinh lời trong khoảng thời gian này hay đâu là chiến lược giao dịch để bắt trend theo mùa?

Seasonal effect – Hiệu ứng theo mùa là hình mẫu hoặc biến động lặp đi lặp lại trong 1 khoảng thời gian xác định. Đã có những nghiên cứu chứng minh cho thấy biến động của giá chứng khoán chịu tác động của hiệu ứng mùa vụ. Cụ thể, các nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới cho thấy trong một năm, điển hình nhất là 3 tác động:

  • January Effects: Hiệu suất lợi nhuận cao bất thường được ghi nhận vào tháng giêng so với các tháng khác của năm.
  • Halloween Effects: Hiệu suất lợi nhuận cao bất thường ghi nhận vào thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 so với mức trung bình còn lại trong năm.
  • Turn – of – the – Month Effects (hiệu ứng TOM): Lợi nhuận trên trung bình có xu hướng xảy ra vào ngày giao dịch cuối cùng của tháng và (tối đa) bốn ngày giao dịch đầu tiên của tháng theo lịch mới.

Xét về trung và dài hạn hiện nay, chúng ta sẽ chú trọng vào Halloween Effects.

Nhìn lại lịch sử trên các thị trường thế giới, halloween effects có những hiệu ứng rõ ràng và mạnh nhất tại Châu Âu, cụ thể tỷ suất lợi nhuận vào giai đoạn rơi vào khoảng 15% trong khoảng thời gian quan sát:

Hay ở các nước Châu Á cũng ghi nhận một hiệu ứng mạnh vào giai đoạn này (ngoại trừ Hồng Kông) với lợi nhuận bình quân vào 13.2%:

Quan sát hiệu ứng tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2017 với giả định:

  • Các cổ phiếu tăng trưởng dương giai đoạn từ tháng 8 – tháng 9: Past winners: tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng trước và sau kỳ Halloween.
  • Các cổ phiếu tăng trưởng âm giai đoạn từ tháng 8 – tháng 9: Past losers: tăng yếu và suy yếu sau kỳ Halloween.

Phương pháp tín toán: Lợi nhuận gộp bất thường trong giai đoạn quan sát

Kết quả cho thấy cổ phiếu duy trì tăng trưởng dương về giá trong giai đoạn tháng 8 – tháng 9 sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng của mình đến trước khoảng 20 của ngày Halloween.

Hiểu được nguyên lý, vậy đâu sẽ là chiến lược giao dịch cho cuối năm?

Về trung hạn, mua các cổ phiếu tăng trưởng dương trong giai đoạn tháng 8, 9 vào giai đoạn tháng 11. Nắm giữ đến hết tháng 1 sang năm và chuyển sang tài sản phi rủi ro cho các giai đoạn mùa hè. Cụ thể thống kê nghiên cứu tại thị trường Việt Nam (có hiệu suất cao nhất trong giai đoạn kinh tế khởi sắc, kém hiệu quả khi kinh tế vào giai đoạn suy thoái):

Nhóm các cổ phiếu có mức tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn tháng 8 – 9:

  • Ngân hàng: BID, TCB…
  • Dầu khí: GAS, PVS,…
  • Chứng khoán: HCM, SSI
  • Bán lẻ: PNJ, MWG, DGW…
  • Cảng biển: VSC, GMD…

Với triển vọng lợi nhuận các ngành 2018 – 2019 như sau:

Một câu hỏi nữa khiến nhà đầu tư rất quan tâm ở thời điểm này đó là Liệu lịch sử 2007 có lặp lại?

Nền kinh tế sẽ chưa bị “hạ cánh cứng” trong năm nay! Do:

  • Bối cảnh kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng ổn định
  • Lãi suất và lạm phát thấp: bối cảnh 2007 – 2008 có sự bất thường với lạm phát ở mức 2 con số và lãi suất thời kì này cũng rất cao, trên 10%.

=>Diễn biến của chỉ số VN Index sẽ được cộng hưởng nhiều yếu tố vĩ mô ổn định, sẽ không tái diễn lại lịch sử của giai đoạn suy thoái 2008 – 2009 trong cuối năm nay. Nền kinh tế vẫn chưa cho thấy những rủi ro “đổ vỡ” sẽ xảy ra, tuy nhiên, sự cẩn trọng là cần thiết.

Nguồn HSC

x

Check Also

NĂNG LƯỢNG SẠCH – CHÌA KHÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƯƠNG LAI

Ngày nay, việc phát triển năng lượng sạch là tất yếu bởi các yếu tố: (1) Môi trường trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bị ...

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC 2020 – ĐỊNH VỊ VÀ CƠ HỘI

2019 qua đi với nhiều cung bậc cảm xúc của NĐT, có những niềm vui, có những tiếc nuối… Tựu chung lại, chúng ta cũng cần nhìn lại, cũng như ...