Việc đầu tư chứng khoán cũng giống như một đấu trường, ngoài những kiến thức về học thuật thì những kinh nghiệm là yếu tố không thể thiếu nếu muốn đạt được thành công. Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng quyết định 90% hiệu quả đầu tư trên thị trường này. Bởi vậy mà những nhà đầu tư từng trải, đã có kinh nghiệm lâu năm thường đối phó hiệu quả hơn trước những biến động phức tạp của thị trường so với những nhà đầu tư mới. Bài viết dưới đây tổng hợp một số kinh nghiệm đầu tư chứng khoán từ những người đi trước đã hoạt động lâu năm trên lĩnh vực này, hi vọng những kinh nghiệm này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tham gia đầu tư chứng khoán.
1. Chuẩn bị nguồn lực
Có hai nguồn lực bạn cần chuẩn bị trước khi tham gia đầu tư chứng khoán đó là tiền và thời gian. Tiền là nguồng lực quan trọng đầu tiên bởi bạn cần tiền để mua cổ phiếu và bán cổ phiếu lấy tiền. Không có giới hạn số lớn nhất cho việc đầu tư, tuy nhiên bạn có thể ước tính số tiền tối thiểu dựa trên những tác động tâm lý. Thời gian là yếu tố quan trọng thứ hai. Bạn cần có thời gian để theo dõi, tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm, kiến thức cần thiết cho hoạt động đầu tư. Bởi việc học hỏi sẽ xuyên suốt quá trình bạn đầu tư chứng khoán nên nếu bạn đang làm một công việc khác với quỹ thời gian theo dõi thị trường hạn hẹp mà vẫn muốn tham gia đầu tư thì nên ủy thác đầu tư cho các cá nhân chuyên nghiệp.
2. Không nên mất quá nhiều thời gian vào việc theo dõi bảng giá
Nếu chứng khoán là một nghề tay trái với bạn thì không nên mất quá nhiều thời gian vào việc theo dõi bảng giá. Bởi dành quá nhiều thời gian cho việc theo dõi bảng giá sẽ khiến bạn xao lãng công việc thường ngày. Theo kinh nghiệm của những người đi trước, mốc thời gian bạn nên chú ý nhất trong phiên giao dịch thường là từ 11h đến 11h30 sáng, sau 14h đến hết phiên ATC.
3. Bạn cần có “cách chơi” riêng
Đây là cách nói của dân có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán về việc bạn sẽ làm như thế nào và tại sao khi đưa ra những quyết định đầu tư. Khi bắt đầu tham gia đầu tư bạn cần trả lời các câu hỏi như nên chọn mua cổ phiếu nào, với mức giá nào, nên mua bao nhiêu mã cổ phiếu, thời gian nên mua và nên bán như thế nào,… mỗi người sẽ có một “cách chơi” riêng dựa trên thế mạnh cũng như định hướng của mình. Bạn có thể có “cách chơi” chủ động như các quỹ đầu cơ hay bị động như các quỹ ETF,…