Ngành cao su thiên nhiên Việt Nam là một ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với 80% sản lượng được xuất khẩu, tuy nhiên giá trị xuất khẩu ngành đã giảm từ 3.2 tỷ USD năm 2011 xuất 2.2 tỷ USD năm 2017, tốc độ tăng trưởng CAGR đạt -5.8%.
Mảng cao su mặc dù sản lượng tăng nhưng không bù đắp được việc giá cao su giảm do cung vượt quá cầu. Giá cao su đang trong xu hướng giảm từ 2011 và chưa có dấu hiệu hồi phục. Giá cao su chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cung cầu cao su và gián tiếp bởi giá dầu. Hiện nay, 80% nguồn cung đến từ 4 quốc gia Đông Nam Á là Thái Lan, Indo, Việt Nam và Malay, trong khi một mình Trung Quốc đã chiếm tới gần 30% cầu cao su thế giới. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam (60%) chủ yếu để sản xuất săm lốp xuất sang các quốc gia như Mỹ, Nhật.
Mặc dù mảng cao su suy giảm, lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành vẫn được bù đắp bởi việc thanh lý gỗ cao su già.
Các công ty trong ngành có xu hướng tìm cách khai thác/ chuyển nhượng một phần diện tích đất vườn cây hiện tại cho các dự án khu công nghiệp đón đầu làn sóng FDI dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.
PHR và DPR là 2 doanh nghiệp đứng đầu ngành về doanh thu và lợi nhuận.
PHR có các chỉ số hiệu quả cao nhất ngành, tăng trưởng lợi nhuận ~90% nhờ thanh lý diện tích lớn gỗ cao su già trong năm 2018.
Các công ty đều có chỉ số vay nợ thấp, khả năng thanh toán được đảm bảo.
Cụ thể:
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ – DPR.
DPR là doanh nghiệp cao su thiên nhiên có quy mô lớn thứ 2 trên thị trường (sau PHR), hiện có diện tích trồng cao su 10,000 ha trong nước + 6,400 ha ở Campuchia. DPR có lợi thế về độ tuổi của vườn cây trẻ cho năng suất cao (2 tấn/ha) trong khi phần diện tích cao su quá tuổi được công ty thanh lý gỗ cao su và sau đó cho thuê đất làm khu công nghiệp.
Giống như những doanh nghiệp khác của ngành cao su Việt Nam, mảng kinh doanh cốt lõi cao su đang suy giảm do giá cao su thế giới giảm. Tuy nhiên lợi nhuận ổn định nhờ hoạt động thanh lý gỗ và các mảng kinh doanh khác tuy tỷ trọng còn nhỏ.
Mảng cao su kém khả quan:
- Sản lượng không nhiều biến động, công ty đặt kế hoạch sản lượng 2019 tương đương 2018, khoảng 16,000 tấn/năm.
- Giá bán cao su được dự báo sẽ duy trì ở mức thấp (33 triệu VND/tấn) do tình trạng dư cung vẫn tiếp diễn đến 2019 – 2020.
- Biên LNG được dự báo giảm: Giá vốn tăng do chi phí nhân công (chi phí quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong giá vốn) có xu hướng tăng theo lạm phát, trong khi giá cao su không thể tăng theo do dư cung, sẽ khiến cho biên LNG giảm.
Lợi nhuận ổn định từ các hoạt động khác:
- Mảng thanh lý gỗ: DPR dự kiến thanh lý 450 ha gỗ, giá 300 triệu VND/ha, dự kiến đem lại 130 tỷ doanh thu.
- Mảng cho thuê đất khu công nghiệp: DPR dự kiến mỗi năm cho thuê 15 – 20 ha tại khu công nghiệp Bắc Đồng Phú, giá cho thuê dự kiến 30 – 32 $/ m2/ thời gian cho thuê. DT dự kiến sẽ khoảng 100 tỷ VND.
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU PHƯỚC HÒA – PHR.
Ngành nghề kinh doanh chính của PHR bao gồm hoạt động trồng cây cao su, khai thác và chế biến cao su, gỗ cao su. Với tổng diện tích đất trồng cao su hơn 15,000 ha, sản lượng cao su chế biến hàng năm gần 30,000 tấn, PHR là doanh nghiệp chiếm vị thế đầu ngành.
- Mảng kinh doanh cốt lõi mủ cao su suy giảm do giá cao su thế giới trong xu hướng giảm từ 2011 chưa có dấu hiệu hồi phục và công ty cũng chỉ duy trì một mức sản lượng ổn định (khoảng 26,000 tấn).
- Mảng thanh lý gỗ cao su: PHR đã thanh lý hơn 1000 ha gỗ cao su già không cho mủ trong 2018, giá 280 – 350 triệu/ ha đem lại ~400 tỷ LNTT.
- Khoản góp vốn vào NTC: PHR nắm 32.8% cổ phần NTC. Năm 2018 là một năm thành công của NTC, LNST đạt 469.7 tỷ VNF (+300% yoy), qua đó đóng góp 150 tỷ LNTT vào KQKD của PHR.
Mô hình kinh doanh của PHR không còn là doanh nghiệp cao su đơn thuần. Triển vọng trong trung dài hạn phụ thuộc vào bán đất cho KCN và KCN Tân Bình.
- Mảng bán đất KCN: PHR dự kiến (1) bán 350 ha cho NTC và (2) góp đất 691 ha cho KCN Việt Nam Singapore (VSIP 3), đổi lại PHR nhận được 691 tỷ và sở hữu 20% cổ phần tại VSIP 3. Với giá bán đất 2 tỷ/ha, doanh thu dự kiến 2000 tỷ được giao trong 3 năm.
- KCN Tân Bình: PHR nắm giữ 80% cổ phần công ty CP KCN Tân Bình, đã cho thuê được 191,97 ha, chiếm 78,5% diện tích đất thương phẩm, đóng góp 10% doanh thu, đang chuẩn bị mở rộng với diện tích 500 ha.
Trong ngắn hạn, PHR nhiều khả năng có những khoản LN đột biến từ thoái 32.8% cổ phần tại KCN Nam Tân Uyên (NTC) cho tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam (VGR) theo đó ghi nhận khoảng 400 tỷ LNTT trong năm 2019.
Nguồn HSC