×
Home / Tin tức - báo cáo phân tích / VGC – MẢNG CHO THUÊ KCN TĂNG TRƯỞNG TỐT BÙ ĐẮP CHO SỰ SỤT GIẢM CỦA MẢNG VLXD

VGC – MẢNG CHO THUÊ KCN TĂNG TRƯỞNG TỐT BÙ ĐẮP CHO SỰ SỤT GIẢM CỦA MẢNG VLXD

Sự phát triển của ngành VLXD có liên quan mật thiết tới sức khỏe của kinh tế nói chung cũng như ngành BĐS nói riêng. Viglacera (VGC) là công ty sản xuất VLXD số 1 Việt Nam và có quy mô đất khu công nghiệp lớn, đứng thứ 2 toàn ngành. Đặc biệt, xét theo công suất, VGC chiếm tới ~45% thị phần gạch cotto, ~40% thị phần kính xây dựng và 11% thị phần gạch granite.

Lợi thế cạnh tranh của VGC nằm ở yếu tố:

(1) Quy mô về cả năng lực sản xuất lẫn diện tích đất lớn:

 Công suất thiết kế gạch đất nung (gạch cotto): 12 triệu m2/năm (45% năng lực ngành)

 Công suất thiết kế gạch ốp lát: 24.5 triệu m2/năm, trong đó 15 triệu m2/năm gạch ceramic (3% năng lực ngành) và 9.5 triệu m2/năm gạch granite (12% năng lực ngnafh).

 Công suất thiết kế sứ vệ sinh: 2.05 triệu bộ sản phẩm/ năm (11% năng lực ngành)

 Công suất thiết kế kính: 2.3 triệu m2/ năm (40% năng lực ngành)

 Tổng diện tích đất KCN (chưa tính các dự án đang chuẩn bị thực hiện đầu tư) là 2,520 ha

(2) Thương hiệu VLXD Viglacera: 11 năm liền Viglacera được bình chọn là thương hiệu mạnh Việt Nam.

Mô hình kinh doanh của VGC sẽ bị tác động nhiều nhất bởi (i) chu kỳ kinh tế nói chung cũng như chu kỳ bất động sản nói riêng: đặc biệt mảng kinh doanh VLXD của VGC chịu ảnh hưởng lớn từ chu kỳ này (ii) xu thế vốn FDI vào Việt Nam: xu thế này sẽ quyết định tăng trưởng của BĐS KCN trong những năm tới.

Trong 2019, tăng trưởng của VGC khá tích cực, chủ yếu nhờ:

(i) Mảng cho thuê BĐS KCN có tăng trưởng mạnh mẽ nhờ làn sóng FDI vào Việt Nam khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày một căng thẳng. Những KCN của VGC, nhất là các KCN Đồng Văn IV (Hà Nam), Phú Hà (Phú Thọ) và Tiền Hải (Thái Bình) liên tiếp nhận được những hợp đồng lớn. Chúng tôi ước tính năm 2019 diện tích đất cho thuê của VGC có thể lên tới 163ha.

(ii) Tỷ suất LNG mảng gạch ốp lát tăng do cơ cấu sản phẩm thiên về những sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao.

Trong 2020, hoạt động kinh doanh của VGC nhiều khả năng sẽ đi ngang, chủ yếu do mảng VLXD kém đi theo chu kỳ ngành dù mảng cho thuê BĐS KCN vẫn tốt.

Trong dài hạn, tăng trưởng của VGC sẽ chủ yếu đến từ (i) các dự án KCN mới như Yên Mỹ (Hưng Yên) và Yên Phong II-C (Bắc Ninh) với quy mô lần lượt là 294ha và 220ha, hiện đang trong quá trình giải phóng mặt bằng (ii) mảng VLXD sẽ hồi phục khi ngành xây dựng & BDS tăng trưởng trở lại.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng có kế hoạch thoái vốn toàn bộ cổ phần của mình tại VGC (38.6%); tuy nhiên, kế hoạch thoái vốn nhiều khả năng được hoãn lại sang 2020. Đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng lớn tới tầm nhìn và định hướng doanh nghiệp trong tương lai.

Tình hình sức khỏe tài chính: Tỷ lệ nợ vay khá thấp. chỉ chiếm khoảng 12.8% tổng tài sản. CFO dương, luôn trên 1,000 tỷ trong 3 năm trở lại đây.

Dự báo LNST năm 2019 – 2020 của VGC vào khoảng 678 tỷ và 705 tỷ, tương đương với mức EPS lần lượt là 1,512 VND/cp và 1,571 VND/cp.

Nguồn HSC

x

Check Also

NĂNG LƯỢNG SẠCH – CHÌA KHÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TƯƠNG LAI

Ngày nay, việc phát triển năng lượng sạch là tất yếu bởi các yếu tố: (1) Môi trường trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bị ...

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC 2020 – ĐỊNH VỊ VÀ CƠ HỘI

2019 qua đi với nhiều cung bậc cảm xúc của NĐT, có những niềm vui, có những tiếc nuối… Tựu chung lại, chúng ta cũng cần nhìn lại, cũng như ...