×
Home / Tin tức - báo cáo phân tích / CTI: Còn dư địa tăng trưởng?!

CTI: Còn dư địa tăng trưởng?!

Ngành XD đã qua quá trình tăng trưởng thần tốc CAGR 2014 – 2017 đạt 25.5% nhờ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế và nhờ sự bùng nổ của ngành BĐS. Trong năm 2018, ngành XD bắt đầu bước vào giai đoạn hạ nhiệt khi tăng trưởng DT toàn ngành chỉ đạt 9.2%.

Mặc dù mảng xây dựng dân dụng suy giảm do sự giảm chung của ngành BDS nhưng mảng xây dựng hạ tầng vẫn rất triển vọng khi Việt Nam vẫn có nhu cầu rất lớn về phát triển hạ tầng để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế,s tỷ lệ đầu tư công/GDP nằm trong nhóm những quốc gia cao nhất khu vực.

CTI là doanh nghiệp tư nhân quy mô trung bình. chuyên về xây dựng đường bộ và cơ sở hạ tầng KCN tại tỉnh Đồng Nai, nằm cạnh TP HCM. Công ty đã phát triển từ một nhà thầu thành chủ đầu tư và vận hành các dự án cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT trong những năm gần đây.

CTI là một doanh nghiệp Xây dựng và Phát triển hạ tầng có chuỗi giá trị tích hợp khá đầy đủ từ khâu cung cấp vật liệu xây dựng, đảm nhận quá trình xây dựng cho đến vận hành thu phí và bảo trì các dự án cơ sở hạ tầng. Chuỗi giá trị của CTI cho phép công ty hưởng toàn bộ lợi ích của việc triển khai các dự án hạ tầng theo hình thức BOT. Theo đó, Công ty có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác trong khi vẫn giữ đảm bảo xuyên suốt quá trình kiểm soát chất lượng tại các dự án của mình.

Cơ cấu doanh thu 2018: Phí cầu đường (dự án BOT) 48%, Xây dựng + VLXD (trừ đá) 26%, Khai thác đá 13% và các mảng nhỏ khác chiếm 13%.

Trong ngắn hạn: Năm 2019 lợi nhuận gần như đi ngang nhưng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vào 2020:

  • Năm 2019, lợi nhuận đi ngang do mảng BOT vốn là mảng đóng góp lớn nhất cho LNG của CTI (70%)  do giảm phí trên Quốc lộ 1A và ngừng thu phí trên Quốc lộ 91B.
  • Năm 2020 lợi nhuận dự báo tăng trưởng mạnh nhờ:

(1) Doanh thu từ phí cầu đường hồi phục với kỳ vọng CTI sẽ làm việc xong với Ngân hàng và Chính phủ để giải quyết vấn đề giảm phí và ngừng thu phí.

(2) Mảng đá duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ tăng công suất và giá đá trong ngắn hạn kì vọng tăng 3-5% do cầu vượt quá cung.

(3) Ghi nhận lợi nhuận lớn từ các dự án BĐS hạch toán dự án NOXH Tam Hòa và KDC Phước Tân.

Trong dài hạn, nhu cầu phát triển hạ tầng lớn của VN nói chung, Đồng Nai nói riêng với sân bay Long Thành sẽ được xây dựng và các KCN cũng đang phát triển mạnh sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho CTI:

  • Mảng BOT: Nhu cầu đầu tư công mạnh mẽ (25 tỷ USD hàng năm theo World Bank), trong đó mô hình đối tác công tư sẽ là xu hướng để giảm áp lực vay nợ cho chính phủ. Ngoài ra chính phủ đang lập kế hoạch cho một số dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, gồm có một số đoạn trong dự án đường cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành, đường vành đai 3,4 của TP HCM với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 400.000 tỷ đồng (17.2 tỷ USD), thực hiện trong 5-7 năm tới. Tất cả những điều này đem lại nhiều cơ hội lớn cho mảng đầu tư BOT của CTI.
  • Mảng đá: Với việc cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư trong 10 năm tới dẫn đến nhu cầu đá xây dựng có thể vượt trội so với nguồn cung, CTI lại có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ nhờ giấy phép khai thác dài hạn thì mảng đá có thể đem lại tiềm năng tăng trưởng mạnh cho doanh nghiệp.
  • Mảng BĐS: Hiện CTI mới chỉ tham gia một chút vào lĩnh vực BDS. Tuy nhiên trong dài hạn, công ty có thể thực hiện các dự án BOT để đổi lấy đất phát triển các dự án BDS nhà ở. Thị trường BDS TP HCM đang bắt đầu hết dư địa phát triển mạnh với quỹ đất khan hiếm và giá đã cao. thì Đồng Nai (địa bàn hoạt động chính của CTI) sẽ được coi là giải pháp cho cả người mua nhà cũng như các chủ đầu tư BDS.

Tình hình sức khỏe tài chính:

  • Do tính chất của các dự án BOT (thuộc các công ty con của CTI) là có tỷ lệ nợ lớn (80-85% tổng vốn đầu tư là từ vay nợ), nên hệ số nợ/VCSH theo BCTC hợp nhất của CTI ở mức cao, là 1,2 lần trong năm 2019. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ nợ trên BCTC của Công ty mẹ, thì hệ số nợ/VCSH thấp; chỉ khoảng 0.16 lần trong năm 2019.
  • Công ty đã công bố kế hoạch phát hành riêng lẻ 10 triệu cổ phiếu với giá không thấp hơn 22.000 đồng. Sau khi phát hành, số lượng cổ phiếu sẽ tăng từ 63 triệu đơn vị lên 73 triệu đơn vị (tăng 15.9%).

Dự báo LNST 2019 – 2020 đạt 126 và 197 tỷ, tương đương EPS pha loãng ~1,733đ và 2,134đ/cp.

Nguồn HSC

x

Check Also

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC 2020 – ĐỊNH VỊ VÀ CƠ HỘI

2019 qua đi với nhiều cung bậc cảm xúc của NĐT, có những niềm vui, có những tiếc nuối… Tựu chung lại, chúng ta cũng cần nhìn lại, cũng như ...

FPT – SỨC MẠNH NỀN TẢNG, TẦM NHÌN TOÀN CẦU!

FPT là doanh nghiệp Việt Nam hiếm hoi  theo quan điểm của chúng tôi có thể bứt phá và hưởng lợi từ làn sóng chuyển đổi số toàn cầu, dựa ...