×
Home / Tin tức - báo cáo phân tích / TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ: MỘT THẬP NIÊN THĂNG TRẦM

TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ: MỘT THẬP NIÊN THĂNG TRẦM

Được chính thức đi vào hoạt động chuyên biệt từ 24/09/2009, tính đến nay đã hơn 10 năm kể từ khi thị trường trái phiếu Chính Phủ (TPCP) chuyên biệt của Việt Nam chính thức đi vào hoạt động tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Quá trình 10 năm hoạt động và phát triển, thị trường trái phiếu Chính phủ đã từng bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, giúp cho NĐT có thêm một kênh đầu tư mới, với tỷ suất sinh lời khá ổn định, cao hơn một số kênh đầu tư truyền thống.

TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ LÀ GÌ?

Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu được phát hành bởi chính phủ của 1 quốc gia. Đây là giấy tờ chứng nhận nghĩa vụ nợ của Chính phủ quốc gia đó đối với người sở hữu trái phiếu, trong 1 thời hạn quy định và 1 lãi suất xác định trước.

Cùng với sự phát triển đáng khích lệ của nền kinh tế những năm gần đây, thị trường trái phiếu Việt Nam cũng đã có sự phát triển đóng vai trò là kênh huy động vốn hiệu quả cho Chính phủ, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các ngân hàng chính sách của Nhà nước.

TPCP được phát hành theo các phương thức (i) đấu thầu (ii) bảo lãnh (iii) bán lẻ. Sau khi phát hành, TPCP được đăng ký lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán và niêm yết, giao dịch tại Sở GDCK nhằm tăng tính thanh khoản của trái phiếu. Hiện tại, chủ yếu TPCP được phát hành theo hình thức đấu thầu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Nhà tạo lập thị trường là đối tượng duy nhất được tham gia vào các phiên phát hành TPCP.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tổng khối lượng huy động vốn qua thị trường trái phiếu trong giai đoạn 2011 – 2018 đạt khoảng 2,5 triệu tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này đạt 26%/năm, quy mô thị trường phiếu tính đến cuối năm 2018 đạt 39.12% GDP, tăng gấp 5 lần so với năm 2011, thanh khoản trên thị trường thị trường trái phiếu thứ cấp ngày càng được cải thiện. Thị trường trái phiếu Việt Nam được các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Châu Á trong thời gian qua.

Quy mô thị trường TPCP đến hết tháng 11/2019 bằng 25,1% GDP kế hoạch năm 2019. Khối lượng giao dịch bình quân phiên trong 11 tháng đầu năm đạt 9.000 tỷ đồng/ phiên, tăng 24 lần so với năm 2009.

Sản phẩm hàng hóa và cơ sở nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu ngày càng đa dạng. Khung pháp lý cho thị trường trái phiếu phát triển cũng đã từng bước được đổi mới, hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia thị trường.

Thị trường TPCP đã và đang đóng vai trò then chốt để phát triển thị trường trái phiếu nói chung tại Việt Nam, sản phẩm TPCP là công cụ đầu tư an toàn, hiệu quả cho các loại hình nhà đầu tư gồm các ngân hàng thương mại, hệ thống bảo hiểm, hệ thống các quỹ đầu tư,…

Đối với NĐT, kênh tiếp cận với loại hình này được gọi là thị trường thứ cấp, chủ yếu qua các tổ chức tài chính như Ngân hàng hay các Công ty chứng khoán.

Cụ thể, trong tuần qua, tổng GTGD Outright đạt 19.527 tỷ đồng, giảm 50,14% so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch Repos đạt mức 20.565 tỷ đồng (tăng 19,58%).

GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ (TPCP) NHƯ THẾ NÀO?

2 loại hình giao dịch, bao gồm:

  • Giao dịch mua bán thông thường (Outright): là giao dịch TPCP trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu TPCP cho một bên khác và không kèm theo cam kết mua lại TPCP.
  • Giao dịch mua bán lại (Repos): Là giao dịch TPCP trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu TPCP đó sau một khoảng thời gian xác định với một mức giá xác định.

2 phương thức giao dịch thỏa thuận, cụ thể:

  • Giao dịch thỏa thuận điện tử: là hình thức giao dịch trong đó các lệnh giao dịch được chào với cam kết chắc chắn và thực hiện ngay khi có đối tác lựa chọn và không cần có sự xác nhận lại.
  • Giao dịch thỏa thuận thông thường: là hình thức giao dịch trong đó các bên tự thảo thuận với nhau bằng công cụ gửi tin nhắn trên hệ thống giao dịch hoặc bằng các phương tiện liên lạc ngoài hệ thống về các điều kiện giao dịch và báo cáo kết quả vào hệ thống giao dịch để xác lập giao dịch.

KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH TỐI THIỂU:

Với giao dịch mua bán thông thường:

  • Theo phương thức thỏa thuận điện tử: Tối thiểu 100 TPCP.
  • Theo phương thức thỏa thuận thông thường: Tối thiểu 10.000 TPCP.
  • Giao dịch mua bán thông thường có khối lượng từ 01 đến 99 TPCP (lô lẻ) được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư và thành viên giao dịch thông thường theo nguyên tắc thỏa thuận về giá. Khi có yêu cầu của nhà đầu tư, thành viên giao dịch thông thường có trách nhiệm mua lại và chỉ được phép thực hiện mua lại TPCP lô lẻ của nhà đầu tư.

Với giao dịch mua bán lại: Khối lượng giao dịch tối thiểu quy định với 1 mã TPCP trong giao dịch mua bán lại nhiều mã là 100 TPCP.

Nguồn: tổng hợp

Vinh Vũ cùng team Chứng khoán 123 rất sẵn lòng mang đến những thông tin cập nhật, hữu ích nhất cũng như hân hạnh được đồng hành cùng Quý Nhà đầu tư ở kênh đầu tư này!

Liên hệ: Vinh Vũ – 090.222.0131

 

 

 

x

Check Also

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC 2020 – ĐỊNH VỊ VÀ CƠ HỘI

2019 qua đi với nhiều cung bậc cảm xúc của NĐT, có những niềm vui, có những tiếc nuối… Tựu chung lại, chúng ta cũng cần nhìn lại, cũng như ...

FPT – SỨC MẠNH NỀN TẢNG, TẦM NHÌN TOÀN CẦU!

FPT là doanh nghiệp Việt Nam hiếm hoi  theo quan điểm của chúng tôi có thể bứt phá và hưởng lợi từ làn sóng chuyển đổi số toàn cầu, dựa ...