Các thị trường không vận động một cách đơn lẻ, độc lập mà nó vận động trong mối tương quan, liên hệ với các thị trường khác. Xét về VN Index sẽ có sự tác động qua lại với tài sản mang tính vĩ mô (như tỷ giá, diễn biến giá dầu,…), tài sản phi rủi ro (vàng, trái phiếu) hay các chỉ số chứng khoán khác. Phân tích dưới đây sẽ chỉ rõ sự tác động ấy và triển vọng của thị trường trong thời gian tới.
Theo thống kê của chúng tôi: Trong ngắn hạn, VN Index có mối tương quan thuận cao nhất với Bond Yield (lãi suất trái phiếu) theo chiều hướng tăng được xem là quan sát tương đối tin cậy. Ngược lại, cặp tỷ giá USD/CNY có mối tương quan nghịch với VN Index, mối tương quan nghịch này cũng rất cao, cho thấy sự nhạy cảm của VNI với cặp tỷ giá này. Cụ thể:
Trong trung hạn, mối tương quan chặt theo chiều thuận được ghi nhận ở 2 loại tài sản là Crude Oil (giá dầu thô) và Bond Yield. Ngược lại, giá Gold lại có mối tương quan nghịch.
Trong dài hạn, sự nhạy cảm theo chiều hướng nghịch được thể hiện rõ ràng với tỷ giá USD/CNY. Ngược lại, diễn biến giá dầu thường sẽ đi cùng với diễn biến của VN Index.
Về mặt chỉ số, mối tương quan được thể hiện dưới bảng thống kê:
Thông thường, người ta thường sử dụng 3 công cụ chính để dự báo các thị trường: đó là góc nhìn về cơ bản, về kỹ thuật và về tâm lý giao dịch.
Theo phân tích kỹ thuật dựa vào góc nhìn liên thị trường (inter – market), tầm nhìn 3 tháng cho thấy khả năng chỉ số VN Index đi theo chiều hướng Tăng có xác xuất xảy ra cao hơn. Tuy nhiên trong trung và dài hạn thì thị trường khả năng sẽ đi theo trạng thái Tích lũy. Thống kê cho thấy, tiền chảy vào các tài sản an toàn như kênh Fixed Income và các sản phẩm hàng hóa. Ngược lại, kênh Equity vẫn bị rút ròng rất mạnh ở Mỹ.
Theo góc nhìn cơ bản, phần lớn các thông tin vĩ mô đều mang tính tích cực:
Nguồn HSC
Đây là thời điểm ổn để quý nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong những nhịp chỉnh của thị trường. Để được nhận những khuyến nghị cập nhật, hãy liên hệ với chúng tôi!